Nguyễn Tấn Dũng

Những quyết sách đi vào lòng dân của Thủ tướng

Quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu; tăng lương đối với cán bộ y tế tuyến dưới; giáo viên, cán bộ quản lý công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn ưu đãi… Xem thêm...

Vịnh Hạ Long

Những hình ảnh hiếm của Tổng thống Hugo Chavez ở Việt Nam

Trong những năm tháng làm lãnh đạo Venezuela, cố Tổng thống Hugo Chavez đã có chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006.Xem thêm..

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt thành viên Chính phủ qua các thời kỳ

Nhân dịp Xuân mới Quý Tỵ 2013, chiều 23/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt thân mật nguyên lãnh đạo Chính phủ. Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Campuchia

Chiều 2/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thủ đô Phnom PenhXem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020Xem thêm...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên

0 comments

Trong chuyến công tác tại Tây Nguyên, chiều 11/4, tại tỉnh Gia Lai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên.
Cùng đi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu của Trung đoàn cảnh sát cơ động Tây Nguyên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu của Trung đoàn cảnh sát cơ động Tây Nguyên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những thành tích của Trung đoàn trong những năm qua và cho rằng, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, vượt qua khó khăn thách thức, luôn phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, trong thành tựu chung có sự đóng góp rất lớn của lực lượng công an.
Chiến sĩ Trung đoàn cảnh sát cơ động Tây Nguyên đón chào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chiến sĩ Trung đoàn cảnh sát cơ động Tây Nguyên đón chào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng nhấn mạnh, hiện nay chúng ta đang sống trong hòa bình, song nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là vô cùng quan trọng;
Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng lực lượng công an nói chung và lực lượng cảnh sát cơ động nói riêng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn lực lượng công an nhân dân nói chung và Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên nói riêng quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; ra sức xây dựng lực lượng , hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng cũng mong muốn Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Đồng thời nắm chắc tình hình an ninh trật tự ở những địa bàn trọng điểm, các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm để xây dựng phương án, kế hoạch tác chiến; thường xuyên tổ chức diễn tập, không để bị động, bất ngờ, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng trong mọi điều kiện và tình huống, bảo vệ tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và cuộc sống bình yên của nhân dân.
(BCP)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hết sức tránh tình trạng tái nghèo vùng dân tộc và miền núi

0 comments

Ngày 11-4, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đồng chủ trì hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi, ngày 11/4.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi, ngày 11/4.
Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, trong giai đoạn 2006-2012, các chính sách đối với địa bàn vùng dân tộc và miền núi được thể chế hóa qua gần 160 văn bản quy phạm pháp luật gồm 14 nghị định của Chính phủ; 40 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 27 văn bản phê duyệt các đề án… Tiếp theo Chương trình 135 giai đoạn I, chính sách trong giai đoạn 2006-2012 đã tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất của vùng dân tộc và miền núi, tạo đà cho khu vực này phát triển như: Đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững của 62 huyện nghèo; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất; chính sách đầu tư hỗ trợ định canh, định cư… Trong giai đoạn 2006-2012 ngân sách Nhà nước đã bố trí cho các chương trình, chính sách vùng dân tộc và miền núi với tổng kinh phí hơn 54.770 tỷ đồng. Một số vùng đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ lệ hộ nghèo giảm, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển. Công tác giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số có nhiều tiến bộ, 99,5% số xã có trường tiểu học, 93,2% số xã có trường trung học cơ sở, 12,9% số xã có trường trung học phổ thông. Mạng lưới y tế phát triển nhanh, hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế xã được quan tâm đầu tư, 99,39% xã có trạm y tế, 77,8% xã chuẩn quốc gia về y tế. Đến năm 2011, có 94,2% số thôn có cán bộ y tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, vùng dân tộc và miền núi có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đất nước cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, vùng dân tộc và miền núi có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đất nước cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng...
Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, song vùng đồng bào dân tộc và miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc và miền núi cao nhất cả nước (khu vực miền núi Tây Bắc năm 2012 là: 28,55%, miền núi Đông Bắc 17,39%; Tây Nguyên 15,58%; các tỉnh Bắc Trung Bộ 15,01% trong khi tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 9,64%). Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư, song vẫn còn yếu và thiếu, thường xuyên chịu sự tàn phá của thiên tai, bão lũ. Hệ thống cung cấp và tiếp cận các dịch vụ cơ bản như: Giáo dục, y tế, thông tin truyền thông… còn nhiều bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi còn thấp.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực để thúc đẩy vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh, bền vững. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thủ tướng nêu rõ, vùng đồng bào dân tộc và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tập trung mạnh vào xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc và miền núi theo hướng nhanh hơn và bền vững hơn. Thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo cả về trước mắt và lâu dài; hết sức tránh tình trạng tái nghèo; kịp thời hỗ trợ đồng bào, không để hộ đồng bào nào bị thiếu đói trong vùng bị thiên tai, lũ lụt hay trong mùa giáp hạt…
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án đã được phê duyệt. Tại hội nghị, Thủ tướng cũng xem xét và cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban Dân tộc liên quan đến chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc; chính sách hỗ trợ định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư; Đề án phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi; Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc rất ít người.
(TTXVN)
Xem thêm →

Thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc

0 comments

Các Bộ, ngành, địa phương phải quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển đối với vùng dân tộc và miền núi, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm từng bước thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi, ngày 11/4.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi, ngày 11/4.
Tại Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi, ngày 11/4 tại Hà Nội, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, nhiều ý kiến thảo luận đã nêu bật khó khăn của vùng dân tộc và miền núi hiện nay như: tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khoảng cách phát triển với vùng đồng bằng còn lớn; hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng những yếu kém, tồn tại nêu trên ngoài nguyên nhân khách quan về xuất phát điểm, còn không ít nguyên nhân chủ quan như: nhận thức về công tác dân tộc, vị trí, vai trò trọng yếu của vùng dân tộc và miền núi của một số cán bộ các cấp chưa sâu sắc; năng lực tham mưu đề xuất chính sách dân tộc của các Bộ, ngành, địa phương còn hạn chế; việc tổ chức thực thi chính sách ở nhiều nơi còn kém hiệu quả…
Vì vậy, Thủ tướng nhấn mạnh, các Bộ, ngành địa phương phải quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển đối với vùng dân tộc và miền núi, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm từng bước thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị
Bên cạnh đó là nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, đề xuất và nâng cao hiệu quả thực hiện các cơ chế, chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi, phù hợp với điều kiện thực tế như chính sách hỗ trợ nhà ở, vốn phát triển sản xuất; huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa; quan tâm chăm lo phát triển y tế, giáo dục, đào tạo nghề…
Công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phải được thực hiện đồng bộ, giảm nhanh và bền vững, hết sức tránh trình trạng tái nghèo; tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao mức sống, gắn bó với rừng, bảo vệ rừng, làm giàu từ rừng…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các Bộ, ngành, địa phương quan tâm giải quyết tình trạng đồng bào di cư tự do; cảnh giác cao độ trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm kích động, gây mất đoàn kết, chia rẽ dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở tại các vùng đồng bào dân tộc.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng xem xét và cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban Dân tộc liên quan đến chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc; chính sách hỗ trợ định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư; Đề án phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi; Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc rất ít người…
(VGP)
Xem thêm →

Việt Nam bảo vệ đất nước như thế nào tại hội nghị cấp cao ASEAN 22?

3 comments

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22 tại Brunei sẽ diễn ra trong hai ngày 24 và 25-4. Đây được xem là hội nghị quan trọng, là dịp để thành viên khối ASEAN trình bày, đưa ra kế hoạch thiết thực để thảo luận về các vấn đề hợp tác, phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực – khi mà hiện nay, ngoài biển Đông, vấn đề tranh chấp lãnh thổ diễn ra ngày một “nóng”. Có thể nói, đây là chuyến đi mà lãnh đạo rất quan tâm và đặt nhiều hy vọng – sẽ mở ra hướng phát triển bền vững cho đất nước những ngày tới.
Việt Nam đã chuẩn bị gì?
Vì tính chất quan trọng, dễ dàng nhận thấy, thời gian này, các thành viên khối ASEAN nhất là Việt Nam tất bật lên kế hoạch để thảo luận trong phiên họp thường niên.
Theo Vụ trưởng Vụ ASEAN Nguyễn Tiến Minh cho biết, trong hội nghị lần này, Việt Nam sẽ thúc đẩy thảo luận về các biện pháp thu hút sự hỗ trợ của bên ngoài cho chương trình tổng thể kết nối ASEAN. Bên cạnh đó, ngoài các vấn đề an ninh truyền thống, VN cũng mong muốn thúc đẩy hợp tác các vấn đề an ninh phi truyền thống như phòng chống thảm họa thiên tai, cứu trợ cứu nạn người đi biển, an ninh nguồn nước, tội phạm xuyên biên giới… Nếu đạt được vấn đề vạch ra trong cuộc Hội nghị này thì Việt Nam sẽ có thêm nguồn sức mạnh về kinh tế, bảo vệ sự hòa bình và an ninh cho Quốc gia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN.
Không chỉ đưa ra chiến lược cho hội nghị cấp cao ASEAN 22, mà hiện tại, trong nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đưa ra kế hoạch phát triển nội lực quân sự trong nước.
Cụ thể là, Thủ tướng đã đích thân đến thăm, động viên trung đoàn Không quân 910. Đây là Quân chủng Phòng không – Không quân có hơn 54 năm xây dựng và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với thành tích trên nhiều mặt – nổi bật là đã tổ chức huấn luyện chiến đấu, đào tạo được hàng ngàn phi công, góp phần giữ vững và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị không quân trong thời kỳ mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện cùng các chiến sĩ phi công Trung đoàn Không quân 910.
Tại buổi gặp mặt thân mật này, Thủ tướng kêu gọi lực lượng vũ trang phải luôn luôn đề cao tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu. Thủ tướng nhấn mạnh rằng: phải tập trung xây dựng các đơn vị vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo cho Quân chủng Phòng không – Không quân luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam đầu tư thêm 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636MV làm cho Chuẩn đô đốc Trung Quốc hết sức lo ngại – mà theo chuyên gia Yin Zhuo cảnh báo: “Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các hệ thống định vị thủy âm tiên tiến. Trong khi đó, các tàu ngầm phi hạt nhân được sản xuất trong thời gian gần đây, mà Việt Nam đang sở hữu được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến cho phép nó qua mặt các hệ thống định vị thủy âm được trang bị trên các tàu chiến Trung Quốc”.
Hệ thống điện tử hiện đại, vũ khí đầy uy lực, tàu ngầm Kilo 636MV của Việt Nam thực sự là mối đe dọa lớn cho các tàu chiến Trung Quốc.
Nhìn sang Trung Quốc, thấy gì?
Trước sự chuẩn bị khá chu đáo, với những hướng đầu tư khá vững chắc của Việt Nam thì anh bạn láng giềng Trung Quốc đã có biểu hiện lo “sốt vó” và cảnh báo rằng: “Đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế là sai lầm”!? Hơn ai hết, Trung Quốc biết rõ, nếu đưa ra tòa án quốc tế, Trung Quốc sẽ không có bằng chứng nào để chứng minh Trường Sa, Hoàng Sa hay cái gọi là “đường lưỡi bò” là của Trung Quốc. Thay vào đó là hàng loạt hành vi ngang ngược, hung hăng, vô nhân đạo. Như thế thì Trung Quốc bất lợi hoàn toàn!
Còn nếu như giải quyết theo cái kiểu đơn phương như Trung Quốc yêu cầu thì nước này dễ dàng chơi trò “lấy thịt đè người”, đem vũ khí ra ăn hiếp các nước có diện tích nhỏ hơn.
Các nước tham dự hội nghị cấp cao ASEAN. Ảnh minh họa.
Biết điểm chính của hội nghị lần này, các nước trong khối ASEAN sẽ bàn luận sôi nổi, hợp tác với nhau để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ vùng biển – nơi mà Trung Quốc thèm khát, suốt thời gian qua gây hấn mà chưa cướp đoạt được, thế nên rất có thể, Trung Quốc sẽ mưu mẹo “phá” cho bằng được.
Còn nhớ vào tháng 11-2012, khi mà hội nghị cấp cao ASEAN 21 diễn ra, Trung Quốc cũng chơi trò “ném đá giấu tay”, cho Campuchia vay tiền vô thời hạn, không lãi suất, viện trợ đắc lực để nước này “giúp đỡ” gây xáo trộn, chia rẽ nội bộ khối ASEAN.
Cuối cùng rồi Campuchia cũng đã làm Trung Quốc thỏa lòng khi mà hội nghị không thành công, không có được tiếng nói chung. Campuchia đã bảo: “Không quốc tế hóa” tranh chấp trên biển Đông. Có nghĩa là, “vấn đề biển Đông chỉ nên được giải quyết giữa các nước liên quan trực tiếp và không nên đem ra bàn thảo ở những hội nghị đa phương”. (Ngoại trừ Trung Quốc luôn phản đối giải quyết đa phương vấn đề Biển Đông thì hầu hết các nước đều cho rằng giải pháp này là lựa chọn tối ưu nhất hiện nay). Điều này hoàn toàn trùng hợp với tư tưởng bá quyền Trung Quốc. Và hành động này của ông Hunsen đã thật sự đem về lợi ích cho Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh của cả khu vực?!
Đâu là điểm yếu của Trung Quốc, đâu là sức mạnh của Việt Nam?
Từ trước đến nay, chưa bao giờ Trung Quốc muốn khối ASEAN đoàn kết. Bởi đoàn kết sẽ là điều bất lợi, khiến cho Trung Quốc khó khăn trong chiến lược thâu tóm. Chính vì vậy mà Trung Quốc luôn tìm cách chia rẽ.
Đã thực hiện chiêu trò này ít nhất hơn 1 lần (tại ASEAN 21), vậy liệu hội nghị ASEAN thứ 22 lần này, Trung Quốc có còn mua chuộc thành viên khối ASEAN để hội nghị không có tiếng nói chung nữa không? nước nào sẽ là đích nhắm của “trò mua chuộc” trong Hội nghị lần này? Điều này không ai lường trước được bởi đây là giai đoạn vô cùng căng thẳng, khi mà Trung Quốc đã sử dụng súng đạn, cố tình bắn phá tàu cá ngư dân Việt Nam đang khai thác tài nguyên trên quần đảo mà cả thế giới công nhận quần đảo đó là của Việt Nam (theo Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông COC).
Sợ khối ASEAN đoàn kết, sợ tòa án quốc tế can thiệp, không có cơ sở pháp lý… đây chính là điểm yếu kém lớn nhất của Trung Quốc mà dù có núi tiền, có thêm thời gian nghìn năm nữa, Trung Quốc cũng không thể nào thay đổi được lịch sử!
Hiện tại, Việt Nam chỉ kém Trung Quốc về phần vũ khí. Nhưng đây không phải là vấn đề đáng quan ngại nhất. Bởi, khi mà quốc tế ủng hộ, khối ASEAN chung một lòng thì chắc chắn Việt Nam sẽ mạnh hơn, “thịt” sẽ dày hơn. Vấn đề còn lại là thời gian sớm hay muộn mà thôi. Và thời gian này, Việt Nam đang tận dụng tất cả các mối quan hệ, không bỏ qua một cơ hội ngoại giao nào với bạn bè quốc tế, kể cả trong khu vực; đồng thời tăng cường hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng để đối phó, đáp trả lại sự ngang ngược, bá quyền của Trung Quốc.
Hiện nay, điều mà Việt Nam có thể lạc quan hơn Trung Quốc đó là: Việt Nam có thể thay đổi được cục diện, có thể trở nên mạnh hơn, chiến thắng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, còn Trung Quốc thì không. Bởi, những điều mà Trung Quốc đòi hỏi về quyền kiểm soát biển Đông quá ư là phi lý, đi ngược lại lịch sử ghi nhận..!
Thủ tướng thăm hỏi phi công trực tiếp lái máy bay.
Trong hội nghị ASEAN lần này, dù Trung Quốc có “đi đêm” với “nước chủ nhà” (Brunei) hay không, thành viên khối ASEAN có đoàn kết 100% hay không thì Việt Nam cũng không hề sợ cái chiêu trò nham hiểm của Trung Quốc nữa. Bởi, trong hội nghị lần này, Việt Nam chắc chắn sẽ có những “vũ khí” có công năng hơn nhiều so với bom, đạn, tàu hải giám Trung Quốc.
Khi mà, nội lực được đầu tư đúng chất và ngoại lực ngày càng mạnh, càng nhiều sự ủng hộ, khắn khít thì đất nước Việt Nam sẽ bước sang trang mới, sẽ phát triển bền vững hơn, rắn chắc hơn. Đến lúc đó, cái mà Trung Quốc gọi là “vũ khí khủng” hay tàu hải giám “bự” sẽ không thể nào bắt nạt Việt Nam được nữa!
Hải Dương
Xem thêm →

Hơn 54.000 tỷ đồng phát triển vùng dân tộc, miền núi

0 comments

Mặc dù trong điều kiện ngân sách Nhà nước khó khăn, song trong giai đoạn 2006 – 2012, Chính phủ đã bố trí nguồn cho các chương trình, chính sách vùng dân tộc và miền núi với tổng kinh phí trên 54.770 tỷ đồng.
Sáng nay 11/4, Ủy Ban dân tộc tổ chức Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đồng chủ trì Hội nghị.
Vùng dân tộc và miền núi hiện chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên, địa bàn sinh sống của 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số với gần 12,3 triệu người, chiếm 14,27% dân số cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đồng chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đồng chủ trì Hội nghị.
Nhiều chính sách phát triển vùng dân tộc, miền núi
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ngày càng toàn diện và đồng bộ cho vùng dân tộc và miền núi, với nguồn lực đầu tư nhiều hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào.
Trong giai đoạn 2006 – 2012, chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi được thể chế hóa với gần 160 văn bản quy phạm pháp luật (gồm 14 nghị định của Chính phủ, 40 quyết định của Thủ tướng, 27 văn bản phê duyệt các đề án…).
Ngoài ra, các địa phương chủ động xây dựng và ban hành nhiều chính sách riêng thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi.
Trong đó nổi bật nhất là Chương trình 135 giai đoạn I. Trong giai đoạn 2006 – 2012, Chương trình này đã giải quyết được những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất, tạo đà cho khu vực dân tộc và miền núi như, nhất là đầu tư hạ tầng cho các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Tiếp đó, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo; chính sách hỗ trợ hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất; chính sách hỗ trợ định canh định cư…
Về kinh phí, mặc dù trong điều kiện ngân sách Nhà nước khó khăn, song trong giai đoạn 2006 – 2012, Chính phủ đã bố trí nguồn cho các chương trình, chính sách vùng dân tộc và miền núi với tổng kinh phí trên 54.770 tỷ đồng.
Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, chính quyền địa phương và với sự nỗ lực vươn lên của đồng bào triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách cho vùng miền núi và dân tộc, đã làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi: Sản xuất đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, cơ sở hạ tầng được nâng lên….
Công tác giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số đạt nhiều kết quả tích cực, 99,5% số xã có trường tiểu học, 93,2% số xã có trường trung học cơ sở, 12,9% số xã có trường trung học phổ thông.
Mạng lưới y tế phát triển nhanh, hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế xã được quan tâm đầu tư, 99,39% xã có trạm y tế, 77,8% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đến năm 2011, có 94,2% số thôn đã có cán bộ y tế.
Văn hóa dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát huy. Hạ tầng kỹ thuật phát thanh truyền hình, thông tin liên lạc được quan tâm, hiện phủ sóng phát thanh trên 90% và phủ sóng truyền hình gần 80%, 98,7% số xã có bưu điện văn hóa.
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật có chuyển biến tích cực, hệ thống chính trị được củng cố và ngày càng phát triển, nhất là hệ thống chính trị cơ sở.
Nhờ đó, tình hình chính trị – xã hội ổn định, an ninh – quốc phòng được giữ vững. Đồng bào các dân tộc đoàn kết, tin tưởng vào đường lối đổi mới, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Tập trung giải quyết những bức xúc về đời sống
Bên cạnh những kết quả đạt được, song vùng miền núi và dân tộc vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó nổi lên là tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (năm 2012, Tây Bắc – 28,55%, Đông Bắc – 17,39%, Tây Nguyên -15,58%, Bắc Trung bộ – 15,01%, so với tỷ lệ hộ nghèo cả nước 9,64%).
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư, song vẫn còn yếu và thiếu, thường xuyên bị thiên tai, bão lũ tàn phá. Các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, thông tin truyền thông… chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.
Những hạn chế này, ngoài nguyên nhân khách quan về xuất phát điểm, còn không ít nguyên nhân chủ quan như: nhận thức về công tác dân tộc của một số cán bộ các cấp chưa sâu sắc; năng lực tham mưu đề xuất chính sách dân tộc của các Bộ, ngành và địa phương còn hạn chế; xây dựng chính sách chưa xác định tầm nhìn chiến lược…
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử, từ thực tiễn triển khai chính sách dân tộc thời gian qua, một số bài học được rút ra là tổ chức Đảng và chính quyền các cấp phải cụ thể hóa Nghị quyết thành những chính sách, chương trình hành động, kế hoạch đồng bộ và thống nhất.
Thường xuyên quan tâm tâm tư tình cảm của đồng bào, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, phát huy dân chủ cơ sở, giải quyết những bức xúc của người dân.
Tập trung nguồn lực cho đầu tư vùng dân tộc và miền núi, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề bức xúc như giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào.
Nâng cao vai trò tham mưu của các cơ quan làm công tác dân tộc; coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ người dân tộc thiểu số;…Các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc lồng ghép chính sách trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số.
Để giải quyết cơ bản vấn đề đói nghèo, các địa phương cần quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp dân cư, thực hiện phát triển sản xuất bền vững.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử cho biết một số định hướng lớn trong thực hiện chính sác dân tộc thời gian tới theo các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội cho vùng dân tộc và miền núi, nhất là các công trình trọng điểm để phục vụ cho đời sống và sản xuất.
Giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết tình trạng di dân tự do.
Đảm bảo nguồn lực đầu tư cho các chính sách đã được ban hành, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Điều chỉnh lại cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu, dài hạn.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới đồng bào vùng dân tộc. Trong những năm qua, chính sách cho vùng dân tộc và miền núi đã thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận đánh giá khách quan những mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai chính sách vùng dân tộc và niền núi, từ đó đề xuất bổ sung, sửa đổi chính sách chưa phù hợp, đặc biệt đề xuất chính sách nhằm giảm nhanh hộ nghèo theo hướng nhanh và bền vững.
(VGP)
Xem thêm →

Hội nghị toàn quốc đánh giá chính sách vùng dân tộc và miền núi

0 comments

Sáng nay 11/4, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đồng chủ trì Hội nghị.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho vùng dân tộc và miền núi, hình thành hệ thống chính sách ngày càng toàn diện và đồng bộ với nguồn lực đầu tư ngày một nhiều hơn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho của đồng bào.
Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi., sáng 11/4.
Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi., sáng 11/4.
Trong điều kiện suy thoái kinh tế, ngân sách nhà nước có nhiều khó khăn, song giai đoạn 2006-2012 ngân sách nhà nước đã bố trí cho các chương trình, chính sách vùng dân tộc và miền núi với tổng kinh phí trên 54.770 tỷ đồng.
Cũng trong giai đoạn nay, 2006-2012, các chính sách đối với địa bàn vùng dân tộc và miền núi được thể chế hóa qua gần 160 văn bản quy phạm pháp luật gồm 14 Nghị định của Chính phủ; 40 Quyết định của Thủ tướng; 27 văn bản phê duyệt các đề án;…
Ngoài ra, trên cơ sở tình hình thực tế, các địa phương đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều chính sách thực hiện thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi.
Tiếp theo Chương trình 135 giai đoạn I, chính sách trong giai đoạn 2006-2012 đã tập trung vào giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất của vùng dân tộc và miền núi, tạo đà cho khu vực này phát triển như đầu tư cơ sở hạ tầng các xã thôn bản đặc biệt khó khăn; Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững của 62 huyện nghèo; chính sách hỗ trợ hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất; chính sách đầu tư hỗ trợ định canh định cư.
(VGP)
Xem thêm →

Shangri-La: Bài hịch thứ 12 “ngoại giao mềm” công phá âm mưu Biển Đông

0 comments

Đối thoại Shangri-La hay còn gọi là Hội nghị an ninh cấp cao châu Á (SLD), lần thứ 12 sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày, từ 31/5 đến 2/6 tại khách sạn Shangri-La, Singapore. Quy tụ trên dưới 400 quan chức quốc phòng, giới ngoại giao, học giả đến từ 40 quốc gia châu Á, châu Âu và châu Mỹ. SLD được xem là diễn đàn an ninh, quốc phòng quan trọng nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đối thoại Shangri-La năm nay diễn ra trong bối cảnh biển Đông xảy ra một loạt các sự kiện “nóng” về các vụ va chạm giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực (bắn cháy tàu cá, nã súng vào ngư dân Việt Nam, Trung Quốc lại bị Philippines kiện ra tòa án quốc tế vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough… ) khiến biển Đông liên tục dấy lên những cơn “sóng to gió lớn”.
Ảnh minh họa.
Điều quan trọng đặc biệt thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đó là trong lần đối thoại thứ 12 này Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ đích thân tham dự và làm diễn giả chính tại diễn đàn. Sự hiện diện của người đứng đầu Chính phủ một nước tại diễn đàn dành cho các quan chức quốc phòng hàng đầu khu vực và thế giới hứa hẹn một quyết tâm “công phá những âm mưu ở biển Đông”, thể hiện thái độ trọng thị, yêu hòa bình và tôn trọng các quy tắc ứng xử trên biển. Đồng thời, khẳng định vai trò quan trọng mà SLD đóng góp trong các thảo luận liên chính phủ về quốc phòng và an ninh khu vực châu Á -  Thái Bình Dương.
Đối với Việt Nam thì sự hiện diện của Thủ tướng còn là một thông điệp mạnh mẽ khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chủ quyền biển đảo và giải quyết các vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Thay vì dùng “súng đạn” chúng ta sẽ thực hiện sách lược ngoại giao mềm, đây là con đường hiệu quả nhất để Việt Nam đường đường chính chính công khai bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình và buộc Trung Quốc phải tôn trọng các quy tắc ứng xử hòa bình trên biển Đông, chứ không thể hàm hồ, hành xử như “xã hội đen” như những hành động vừa qua.
Tất nhiên những vấn đề mà cộng đồng quốc tế và Việt Nam quan tâm như: an ninh hàng hải, tranh chấp chủ quyền biển, chống các mối đe dọa xuyên quốc gia… sẽ được Thủ tướng đề cập trong bài phát biểu. Đồng thời nêu rõ quan điểm, lập trường của Việt Nam là tham gia tích cực vì hòa bình và ổn định khu vực.
Shangri-La: “Viên đạn thứ 12 công phá âm mưu ở biển Đông”
Xưa trong Tam Quốc có chuyện Trần Lâm (người có tài dùng văn), đã viết một bài hịch để hiệu triệu các anh hùng, hào kiệt trong thiên hạ thảo phạt Tào Tháo. Bài hịch nhanh chóng đến tay Tào Tháo khi ông đang bị đau đầu phải nằm trên giường dưỡng bệnh. Nào ngờ, xem xong bài hịch Tào Tháo không những không tức giận mà còn hết lời khen ngợi “Lời văn viết hay lắm, bệnh đau đầu của ta đã được trị lành rồi”.
Nay, cuộc đối thoại tại Shangri-La sắp tới đây được ví như “viên đạn thứ 12” (Shangri-La lần thứ 12) quyết tâm công phá âm mưu của những kẻ muốn xưng bá ở Biển Đông. Thủ tướng Việt Nam đại diện cho tiếng nói hòa bình của cộng đồng quốc tế đọc bài diễn văn để kêu gọi và thức tỉnh những ai mắc căn bệnh “tham lam, muốn độc chiếm biển Đông” sẽ trị hết bệnh và sống hòa hảo với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bạch Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Khánh Hòa rà soát các quy hoạch

0 comments

Tiếp tục chương trình công tác tại các tỉnh Nam Trung Bộ, chiều 8/4, làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Khánh Hòa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tỉnh cần rà soát lại quy hoạch phát triển gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực, phấn đấu và những kết quả khá toàn diện mà Khánh Hòa đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 và quý 1/2013.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Khánh Hòa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Khánh Hòa.
Nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP 8,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.900 USD, giải quyết việc làm trên 26.500 người, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,56%…Trong quý 1/2013, kinh tế-xã hội của Khánh Hòa tiếp tục phát triển khá, trong đó tăng trưởng GDP đạt 7,37%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Khánh Hòa tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển để tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Trước hết, Khánh Hòa cần tập trung mạnh vào khai thác lợi thế về phát triển kinh tế biển; dịch vụ vận tải; khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; phát triển du lịch; thu hút đầu tư vào các khu kinh tế ven biển, các cụm công nghiệp…
Chỉ đạo những nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài nhà nước và nước ngoài , các dự án công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn. Cùng với đó là tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, giải quyết kịp thời các vướng mắc về thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng …
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Khánh Hòa tập trung rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường, đồng thời chỉ đạo thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông nông mới, gắn liền với công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
“Chính phủ luôn quan tâm và sẽ tạo mọi điều kiện để Khánh Hòa khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phục vụ cho các mục tiêu phát triển,” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý Khánh Hòa cần tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông vận tải; làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo; chăm lo phát triển y tế, giáo dục; tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; quyết liệt triển khai các biện pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông …
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương đã xem xét và cho ý kiến liên quan đến các kiến nghị của tỉnh Khánh Hòa về bổ sung vào quy hoạch phát triển điện năng đối với 3 dự án Trung tâm nhiệt điện Vân Phong, đầu tư đường băng và ga hàng không sân bay quốc tế Cam Ranh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, triển khai thí điểm lắp đặt hệ thống camera để giám sát trật tự an toàn giao thông Quốc lộ 1A đi qua địa phận Khánh Hòa và thông qua hình ảnh, dữ liệu thu được từ trung tâm điều hành để các cơ quan chức năng xử lý vi phạm.
(TTXVN)
Xem thêm →

Khánh Hòa cần tập trung vào kinh tế biển

0 comments

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trước hết, Khánh Hòa cần tập trung mạnh vào khai thác lợi thế kinh tế biển, dịch vụ vận tải, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản…

Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác tại Nam Trung Bộ, chiều 8/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Khánh Hòa về tình hình kinh tế-xã hội và xem xét một số đề xuất, kiến nghị của địa phương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực và những kết quả mà Khánh Hòa đạt trong năm 2012 và quý I/2013.
Năm 2012, Khánh Hòa đạt tốc độ tăng trưởng 8,5%; GDP bình quân đầu người trên 1.900 USD; tạo việc làm mới cho trên 26.500 người; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,56%…
Trong quý I/2013, tình hình kinh tế-xã hội của Khánh Hòa tiếp tục phát triển khá, GDP tăng 7,37%. Sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản tăng trưởng bền vững; xuất khẩu, du lịch và thu ngân sách đạt kết quả khá; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Khánh Hòa tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và kinh doanh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Khánh Hòa tiếp tục phát huy kết quả đạt được; khắc phục hạn chế; khai thác tốt tiềm năng và lợi thế; huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển để thúc đẩy kinh tế-xã hội.
Trước hết, Khánh Hòa cần tập trung mạnh vào khai thác lợi thế kinh tế biển, dịch vụ vận tải, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, phát triển du lịch, thu hút đầu tư vào các khu kinh tế ven biển và các cụm công nghiệp…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý Khánh Hòa tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút đầu tư từ các nguồn vốn ngoài nhà nước, tập trung vào công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao. Cùng với đó cần tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục và giải phóng mặt bằng…
Bên cạnh đó, tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, gắn với giảm nghèo, nhằm phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
“Chính phủ luôn quan tâm và tạo điều kiện để Khánh Hòa khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Khánh Hòa huy động nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng; đảm bảo an sinh xã hội, phát triển y tế, giáo dục; tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; quyết liệt triển khai các biện pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông…
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các Bộ, ngành đã xem xét, cho ý kiến cụ thể đối với những kiến nghị và đề xuất của Khánh Hòa liên quan đến việc bổ sung Quy hoạch điện VII đối với 3 dự án tại Trung tâm nhiệt điện Vân Phong (Khu kinh tế Vân Phong); đầu tư đường băng và ga hàng không sân bay quốc tế Cam Ranh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội; điều chỉnh quy hoạch KCN Nam Cam Ranh từ 200 ha lên 350 ha; đầu tư nâng cấp Quốc lộ 1A qua địa phận Khánh Hòa theo hình thức BOT; bố trí vốn đầu tư cho các hồ chứa nước lớn trên địa bàn tỉnh…
NH (VGP)
Xem thêm →

Tin Tức