Nguyễn Tấn Dũng

Những quyết sách đi vào lòng dân của Thủ tướng

Quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu; tăng lương đối với cán bộ y tế tuyến dưới; giáo viên, cán bộ quản lý công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn ưu đãi… Xem thêm...

Vịnh Hạ Long

Những hình ảnh hiếm của Tổng thống Hugo Chavez ở Việt Nam

Trong những năm tháng làm lãnh đạo Venezuela, cố Tổng thống Hugo Chavez đã có chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006.Xem thêm..

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt thành viên Chính phủ qua các thời kỳ

Nhân dịp Xuân mới Quý Tỵ 2013, chiều 23/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt thân mật nguyên lãnh đạo Chính phủ. Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Campuchia

Chiều 2/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thủ đô Phnom PenhXem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020Xem thêm...

Tăng cường phối hợp công tác giữa Chính phủ và MTTQ Việt Nam

0 comments

Thực hiện Quy chế phối hợp công tác, ngày 23/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTWMTTQ) Huỳnh Đảm đồng chủ trì Hội nghị liên tịch thường niên của Chính phủ và UBTWMTTQ Việt Nam.
Tăng cường phối hợp
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký UBTWMTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim cho biết, năm 2012, sự phối hợp hoạt động theo Quy chế giữa Chính phủ và UBTWMTTQ Việt Nam được tiếp tục tăng cường và đạt nhiều kết quả.
Tăng cường phối hợp công tác giữa Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc
UBTWMTTQ Việt Nam đã chỉ đạo MTTQ các cấp tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, nhất là thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Hai bên phối hợp chặt chẽ trong việc đề xuất, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về dân tộc, tôn giáo,  kiều bào, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả giữa MTTQ Việt Nam và Chính phủ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả giữa MTTQ Việt Nam và Chính phủ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động đối ngoại nhân dân của UBTWMTTQ Việt Nam; phối hợp và tạo điều kiện cho hoạt động hợp tác quốc tế giữa MTTQ Việt Nam với các tổ chức tương tự ở các nước trên thế giới
Phối hợp đẩy mạnh thi đua yêu nước, góp phần giải quyết những vấn đề lớn của đất nước, MTTQ các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện Nghị quyết 01/2012/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; tổ chức nhiều hoạt động góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
Chính phủ phối hợp MTTQ xây dựng môi trường thuận lợi để mọi thành phần kinh tế phát huy nguồn lực phát triển sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh thông qua phối hợp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…
Ngoài ra, Chính phủ và UBTWMTTQ Việt Nam chú trọng phối hợp trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm trong phối hợp phát huy dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phòng chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân…
Hội nghị liên tịch thường niên của Chính phủ và UBTWMTTQ đề ra những nhiệm vụ công tác trọng tâm cho năm 2013. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hội nghị liên tịch thường niên của Chính phủ và UBTWMTTQ đề ra những nhiệm vụ công tác trọng tâm cho năm 2013. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2013
Năm 2013, Chính phủ và UBTWMTTQ Việt Nam phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết TW 4, phổ biến, quán triệt Nghị quyết TW5, TW6 (khóa XI); tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để tập hợp, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong tầng lớp nhân sĩ, trí thức, dân tộc thiểu số, tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài.
Phối hợp triển khai sâu rộng phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các cuộc vận động và bảo đảm thực hiện các chương trình an sinh xã hội năm 2013. Tiếp tục phối hợp thực hiện Nghị định 64/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc vận động, tiếp nhận, phối hợp và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo,…
Phối hợp trong phát huy dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh phong trào phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Trong xây dựng chính sách, pháp luật, Chính phủ và UBTWMTTQ Việt Nam phối hợp chặt chẽ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; thực hiện dự án Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) và một số dự án luật quan trọng khác như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật  Hòa giải ở cơ sở,… Phối hợp xây dựng chính sách, pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân; xây dựng các chính sách liên quan đến dân tộc, tôn giáo, người tiêu biểu có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo và đội ngũ trí thức, chuyên gia trong phù hợp với yêu cầu, điều kiện trong tình hình mới.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm cho rằng sự phối hợp giữa Chính phủ và UBTWMTTQ Việt Nam thời gian qua rất chặt chẽ và hiệu quả thiết thực, góp phần giúp mỗi bên thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.
MTTQ Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao, góp phần tạo đồng thuận xã hội, phát huy truyền thống dân tộc, vượt qua khó khăn thách thức, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2012. Các hoạt động của Mặt trận luôn được Chính phủ ủng hộ và tạo các điều kiện thuận lợi.
“UBTWMTTQ Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo đồng thuận xã hội, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 cũng như chăm lo quyền lợi của người dân”, Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm khẳng định.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBTWMTTQ Huỳnh Đảm và các đại biểu dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBTWMTTQ Huỳnh Đảm và các đại biểu dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh qua sự phối hiệu quả giữa Chính phủ và UBTWMTTQ Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, công tác phối hợp hoạt động giữa Chính phủ và UBTWMTTQ Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định, trong đó nổi lên là việc phối hợp giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và khiếu nại tố cáo của công dân tuy có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân; vẫn còn những vụ việc, đơn thư giải quyết kéo dài, chưa dứt điểm…
Về nội dung phối hợp năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội hướng theo nhiệm vụ tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; bảo đảm an sinh xã hội…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với MTTQ các cấp tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo đồng thuận xã hội, phối hợp xây dựng chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống người dân.
Phối hợp để tiếp tục phát động, thực hiện phong trào thi đua xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, trong đó thực hiện tốt hơn nữa phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới; cuộc vận động vì người nghèo, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam…
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp hiệu quả trong xây dựng chính sách, pháp luật; giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân…
(VGP)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Công tác thi đua, khen thưởng phải thiết thực

0 comments

Hôm nay 22/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã chủ trì phiên họp đánh giá kết quả năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương.
Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm và các thành viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương.
Tổ chức thi đua với hình thức đa dạng, phong phú
Năm 2012, hoạt động của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương được đảm bảo thực hiện theo quy chế, hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ đề ra.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh công tác thi đua, khen thưởng phải bám sát nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh công tác thi đua, khen thưởng phải bám sát nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Ngay từ đầu năm, các Bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các địa phương đã tổ chức nhiều phong trào thi đua với hình thức đa dạng, phong phú, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao với trọng tâm thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn liền với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Các phong trào thi đua được triển khai bài bản, có tiêu chí và nội dung thi đua rõ rằng, cụ thể, thiết thực, được người dân đón nhận và hưởng ứng tích cực.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng cơ bản hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý để quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; trình Bộ Chính trị Đề án Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; triển khai xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương và các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc nâng cao chất lượng các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh công tác thi đua, khen thưởng phải thiết thực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh công tác thi đua, khen thưởng phải thiết thực.
Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến đã có chuyển biến rõ nét, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng với các cơ quan truyền thông trong việc giới thiệu, tuyên truyền các điển hình tiên tiến.
Các Bộ, ngành, địa phương tổ chức nhiều hình thức tôn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, những tấm gương người tốt, việc tốt, tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng.
Công tác khen thưởng đã được các cấp quan tâm chỉ đạo để thực hiện chặt chẽ và kịp thời hơn, có chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như trong chỉ đạo thực hiện. Chất lượng khen thưởng được nâng lên; các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng sử dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền để khen thưởng kịp thời các trường hợp có thành tích; đồng thời quan tâm hơn trong việc khen thưởng các trường hợp có hình thức đột xuất, người lao động trực tiếp. Việc khen thưởng thành tích kháng chiến được tập trung giải quyết và cơ bản hoàn thành.
Hoạt động của Hội đồng và Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã bám sát phương hướng, nhiệm vụ đề ra, tập trung triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu đã dành nhiều thời gian nêu lên những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, trong đó nổi lên là công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua ở một số nơi còn hình thức, chậm đổi mới, nhiều phong trào thi đua chưa hiệu quả; công tác khen thưởng, bình xét và công nhận danh hiệu thi đua ở một số Bộ, ban, ngành và địa phương không chặt chẽ, còn nể nang; một số nơi công tác thẩm định khen thưởng chưa bám sát quy định hiện hành; tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu…
Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm cho rằng, việc phát động phong trào thi đua cần phải tiếp tục được đổi mới theo hướng thi đua phải có nội dung, có sức sống, có trọng tâm, trọng điểm và mang tính sát thực, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, việc xét khen thưởng nên quan tâm nhiều hơn nữa đến khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, người trực tiếp lao động, sản xuất, tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, mang tính hình thức…
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề nghị tập trung mạnh hơn vào công tác tuyên truyền, tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác thi đua, khen thưởng, gương người tốt, việc tốt, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tiêu biểu.
Ngoài ra, các đại biểu cũng nhấn mạnh cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2013
Về nhiệm vụ năm 2013, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương sẽ tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước ngay từ những tháng đầu năm, trong đó tiếp tục triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Đồng thời, căn cứ vào mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, các Bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và các địa phương có kế hoạch cụ thể để tổ chức phong trào thi đua, bám sát các nhiệm vụ chính trị được giao, thể hiện quyết tâm cao độ, đoàn kết, tổ chức phong trào thiết thực nhằm hoàn thành sớm kế hoạch tháng, quý và cả năm, góp phần vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước năm 2013.
Tập trung tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước, gương điển hình tiên tiến. Đôn đốc các cụm, khối thi đua tổ chức tổng kết công tác năm 2012, tăng cường công tác thông tin, phối hợp giữa các cụm, khối, nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của mỗi Bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và địa phương trong phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua.
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, đảm bảo khen thưởng phải đúng quy định, kịp thời, chính xác.
Tham mưu và trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các thành viên Hội đồng khen thưởng Trung ương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các thành viên Hội đồng khen thưởng Trung ương.
Thi đua, khen thưởng phải bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, công tác thi đua, khen thưởng năm 2012 đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị, hướng vào lợi ích thiết thực của người dân, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước.
Đề cập tới nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, công tác thi đua, khen thưởng phải bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của năm 2013, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của năm là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội…
Theo đó, cần tiếp tục có kế hoạch cụ thể để tổ chức phong trào thi đua theo hướng thiết thực, hiệu quả; thực hiện tốt các phong trào thi đua hiệu quả đi vào cuộc sống, nhất là phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó là cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác khen thưởng, quan tâm đến việc phát hiện nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua để khen thưởng, tôn vinh kịp thời; chú ý tới hình thức khen thưởng đột xuất, khen thưởng cá nhân tiêu biểu, tiên tiến là người lao động trực tiếp.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng trong việc chỉ đạo, theo dõi, giám sát, kiểm tra các phong trào thi đua.
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về công tác thi đua khen thưởng; nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt.
(VGP)
Xem thêm →

Đưa hợp tác Việt Nam – Argentina đi vào chiều sâu

0 comments

Chiều 21/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Argentina Cristina Femández de Kirchner đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Cristina Femández de Kirchner sang thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Cristina Femández de Kirchner, cho rằng chuyến thăm sẽ là dấu mốc đưa quan hệ hợp tác Việt Nam và Argentina lên tầm cao mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định với Tổng thống Cristina Femández de Kirchner, Việt Nam hoan nghênh và chào đón các doanh nghiệp của Argentina sang hợp tác, đầu tư tại Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định với Tổng thống Cristina Femández de Kirchner, Việt Nam hoan nghênh và chào đón các doanh nghiệp của Argentina sang hợp tác, đầu tư tại Việt Nam
Chúc mừng những thành tựu mọi mặt mà Argentina đạt được trong những năm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ hiệu quả của Argentina đối với Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ngày nay.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong những năm gần đây quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam và Argentina phát triển hết sức tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung cả cả 2 nước; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là sẽ nỗ lực hết mình để cùng với Argentina tiếp tục đưa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa 2 nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Với tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai bên tăng cường hơn nữa quan hệ chính trị, ngoại giao, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là ở Liên hiệp quốc. Cùng với đó là thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học-công nghệ, văn hóa, giáo dục… đưa kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước đạt con số ấn tượng hơn con số trên 1 tỷ USD như hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Argentina
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Argentina
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, Việt Nam hoan nghênh và chào đón các doanh nghiệp của Argentina sang hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.
Tổng thống Cristina Femández de Kirchner bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Argentina; khẳng định Argentina luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam nhất trên các lĩnh vực, nhất là hợp tác trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, cơ khí chế tạo, thuộc da, sản xuất giày gia.
Tổng thống Cristina Femández de Kirchner mong muốn Việt Nam tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Argentina sang hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực mà Argentina có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Với tình cảm hữu nghị, thiện chí và sự nỗ lực chung của cả 2 nước, khoảng cánh về địa lý giữa Việt Nam và Argentina sẽ không còn là rào cản làm hạn chế các hoạt động hợp tác giữa 2 nước trên các lĩnh vực, Tổng thống Cristina Femández de Kirchner nhận định./.
(VNP)
Xem thêm →

Tăng cường hợp tác tư pháp Việt Nam – Campuchia

0 comments

Chiều 21/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Campuchia Ang Vong Vathana đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Campuchia Ang Vong Vathana.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Campuchia Ang Vong Vathana.
Hoan nghênh Bộ trưởng Ang Vong Vathana sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và Bộ trưởng Ang Vong Vathana và nhấn mạnh chuyến thăm sẽ đóng góp tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Đặc biệt, trong chuyến thăm và làm việc lần này, hai bên đã ký Hiệp định Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, Hiệp định quan trọng này sẽ tạo sơ sở pháp lý cho việc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp của hai nước khi tham gia vào các quan hệ thương mại, dân sự, đầu tư…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Campuchia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Campuchia.
Thủ tướng mong muốn hai Bộ Tư pháp của hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ, triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, là người bạn láng giềng hữu nghị của Campuchia, Việt Nam chúc mừng những thành tựu mọi mặt mà Campuchia đạt được trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước cũng như trong hội nhập, qua đó không ngừng nâng cao vai trò và vị thế của Campuchia trên trường quốc tế.
Bộ trưởng Ang Vong Vathana cho biết, trong thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa Bộ Tư pháp Campuchia và Bộ Tư pháp Việt Nam phát triển hết sức tốt đẹp. Hai Bộ đã phối hợp chặt chẽ, cùng nhau trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ.
Bộ trưởng Ang Vong Vathana mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam đối với các hoạt động tăng cường và củng cố quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp của hai nước.
(VGP)
Xem thêm →

Từng “nổ súng” quyết liệt vì Hoàng Sa

0 comments

Ngày này cách đây đúng 39 năm, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Hành động phi pháp ấy đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của người Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của thế giới.
Ngày 25.11.2011, trong phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới hai thời điểm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam: “Năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Chính quyền VNCH lúc đó đã phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này”. Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ kiên trì đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Ngày 25.11.2011, trong phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới hai thời điểm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Ngày 25.11.2011, trong phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới hai thời điểm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Phát biểu của người đứng đầu Chính phủ của một đất nước Việt Nam thống nhất đã nhắc chúng ta nhớ tới một ngày bi tráng của 39 năm về trước, khi đất nước còn chia đôi. Đó là ngày 19.1.1974, Trung Quốc nổ súng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Các chiến hạm cùng quân nhân VNCH đã chiến đấu quyết liệt, nhưng cuối cùng với một lực lượng mạnh hơn, Trung Quốc đã chiếm được cụm phía tây của quần đảo Hoàng Sa, sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950, qua đó chiếm đóng phi pháp toàn bộ quần đảo này từ đó đến nay.
Xâm lăng
Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra trong khoảng 30 phút vào ngày 19.1.1974, nhưng trước đó nhiều ngày, Trung Quốc đã bắt đầu những chuyển động cho hành trình xâm lược của mình. Ngày 10.1, tàu Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trong khu vực cụm tây quần đảo Hoàng Sa. Sau đó một ngày, Bộ Ngoại giao nước này phát đi từ Bắc Kinh tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc và VNCH đang chiếm đóng phi pháp. Ngay lập tức, Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã bác bỏ luận điệu ngang ngược này và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc.
Hình ảnh bốn nhân vật chính với Hoàng Sa và Trường Sa
Hình ảnh bốn nhân vật chính với Hoàng Sa và Trường Sa
Lúc bấy giờ, về mặt quân sự, phía Việt Nam chỉ có một trung đội địa phương quân thuộc Chi khu Hòa Vang trú đóng trên đảo Hoàng Sa. Để tăng cường sức mạnh bảo vệ biển đảo, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải vào ngày 15.1 đã ra lệnh cho tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng, trực chỉ Hoàng Sa.
Tiếp theo, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) do trung tá Vũ Hữu San chỉ huy đang tuần tra vùng biển ngoài khơi Quảng Ngãi cũng được lệnh tức tốc tới bảo vệ Hoàng Sa. Sau đó, do diễn biến phức tạp, tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) cũng đã được điều động. HQ-5 là soái hạm, với hạm trưởng là trung tá Phạm Trọng Quỳnh; còn HQ-10 do thiếu tá – Hạm trưởng Ngụy Văn Thà chỉ huy. Ban Chỉ huy công tác trên biển của chiến dịch bảo vệ Hoàng Sa được đặt trên tàu HQ-5, với đại tá Hà Văn Ngạc thừa lệnh Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên hải làm chỉ huy trưởng.
Bản đồ cổ Việt Nam
Bản đồ cổ Việt Nam
Trong thời gian này, phía Trung Quốc đã cho tàu cá chở quân lính giả dạng ngư dân tiến chiếm một số đảo. Công điện 50.356 của Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải gửi HQ-4, HQ-5 và HQ-16 cho biết: “Trung Cộng đã bất thần tiến chiếm các đảo Robert (Cam Tuyền – NV), Duncan (Quang Hòa), Drummond (Duy Mộng) và Money (Vĩnh Lạc) thuộc quần đảo Hoàng Sa kể từ ngày 10.1.1974. Hiện có 2 tàu loại 100 tấn neo đậu tại đảo Robert… Trên đảo Duncan có 1 chòi quan sát… Tại đảo Money có 1 hầm còn mới…”. Công điện còn cho biết phi cơ của Sư đoàn 1 Không quân đang trực ở sân bay Đà Nẵng. Nhiệm vụ được giao cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa là trước hết sử dụng đường lối ôn hòa, yêu cầu kẻ địch rút khỏi lãnh thổ Việt Nam, trong trường hợp địch khai hỏa thì “tập trung khả năng để tiêu diệt địch”, lệnh từ văn phòng chỉ huy ở Đà Nẵng truyền ra cho HQ-5 nêu rõ.
Lúc bấy giờ, lực lượng chiến đấu của phía Trung Quốc có 11 tàu, trong đó có 2 tàu chống ngầm Krondstadt, 2 tàu quét lôi, vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến và một số tàu chở quân. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có một đội quân dự phòng ở Hải Nam, trong đó có nhiều tàu tên lửa Komar và Osa.
Bản đồ Hải chiến Hoàng Sa 1974. Các chiến hạm VNCH (ảnh nhỏ) - Đồ họa: Hồng Sơn
Bản đồ Hải chiến Hoàng Sa 1974. Các chiến hạm VNCH (ảnh nhỏ) - Đồ họa: Hồng Sơn
Nổ súng
Sáng sớm 19.1, một toán Biệt hải từ HQ-4 và một đội Hải kích từ HQ-5 chia làm hai mũi dùng bè cao su đổ bộ lên tái chiếm đảo Quang Hòa. Một cuộc đọ súng xảy ra giữa quân VNCH và quân Trung Quốc đã chiếm đảo này từ trước cùng với số mới đổ bộ từ các chiến hạm gần đấy. Cuộc giao tranh này khiến 2 quân nhân VNCH tử thương và sau đó, do quân số ít hơn rất nhiều, hai toán đổ bộ của VNCH đã phải rời đảo, trở lại tàu.
Lúc này, các tàu chiến trên biển đã di chuyển theo đội hình chiến thuật, bộ chỉ huy trên soái hạm HQ-5 chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm thành viên để tiêu diệt. Theo đó, HQ-5 đối đầu tàu Krondstadt 274; HQ-4 đối đầu Krondstadt 271; HQ-10 đối đầu trục lôi hạm 396; HQ-16 đối đầu trục lôi hạm 389. Lúc 10 giờ 22 sáng 19.1.1974, lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm Trung Quốc được ban hành từ HQ-5. Thông tin công khai trước đây cho rằng tàu Trung Quốc đã nổ súng trước.
Tuy nhiên, mới đây, nguyên Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San xác nhận rằng, lúc bấy giờ, tàu chiến của VNCH đã “chủ động khai hỏa”. Ngay trong những phút đầu, một chiếc Krondstadt đã bị trúng đạn bốc cháy. Sau đó, chiếc Krondstadt thứ hai cũng hư hại và phải ủi vào rạn san hô gần đó để khỏi chìm. Phía VNCH cũng chịu tổn thất khi HQ-4 và HQ-5 đều trúng đạn nhưng vẫn còn chiến đấu được; HQ-16 bị hư hại nặng hơn và phải dần rút khỏi vòng chiến. Riêng HQ-10, là tàu nhỏ nhất, bị bắn chìm và Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử trận.
Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam
Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam
Đến gần 11 giờ, có tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng viện với các tàu tên lửa Komar xuất hiện từ phía xa. Nhận thấy tình thế bất lợi, chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc đã ra lệnh cho toàn bộ lực lượng rời vùng giao tranh. Trong cuộc chiến này, theo con số thống kê chưa đầy đủ, 53 quân nhân VNCH đã bỏ mình vì nước; một số quân nhân và nhân viên khí tượng bị bắt làm tù binh và đã được trao trả sau đó. Phía Trung Quốc có 4 tàu bị bắn hỏng và 18 binh sĩ chết.
Sau trận chiến ngắn ngủi nhưng ác liệt, Trung Quốc đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Dù thế, trận hải chiến 1974 một lần nữa khẳng định ý chí bất khuất của người Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền. Trước một kẻ thù mạnh hơn và trong một tình hình chính trị chung có nhiều diễn biến bất lợi, các quân nhân đã kiên cường nổ súng vào kẻ xâm lăng.
Cuộc chiến đó cũng một lần nữa làm nổi rõ tính phi nghĩa của Trung Quốc tại Hoàng Sa và trên toàn biển Đông về sau, như tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH số 015/BNG sau trận hải chiến 1974 đã vạch rõ: “Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ VNCH”. Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với Hiến chương LHQ, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ này.
(BTN)
Xem thêm →

Thủ tướng Nhật thăm Việt Nam: Sự kiện quan trọng

0 comments

Tại Nhật Bản, chuyến công du Việt Nam của Thủ tướng Shinzo Abe trong hai ngày 16/1 và 17/1 được truyền thông Nhật Bản theo dõi sát sao và đánh giá là một sự kiện quan trọng, thể hiện chính sách ngoại giao của Chính phủ mới nước này.
Các tờ báo lớn của Nhật Bản đều đưa tin về chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Thủ tướng Shinzo Abe, trong đó nhấn mạnh việc các nhà lãnh đạo hai nước đã đạt được sự nhất trí trên hai lĩnh vực quan trọng là hợp tác an ninh và phát triển kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe.
Hợp tác an ninh là chủ đề lớn trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Shinzo Abe và đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của truyền thông Nhật Bản. Đưa tin về cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Nhật báo Sankei cho biết hai nhà lãnh đạo đã nhất trí phản đối mọi ý định dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng biển đảo trong khu vực, đồng thời chủ trương thông qua luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp. Hai bên cũng đồng ý tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong an ninh quốc phòng và chính trị.
Theo truyền thông Nhật Bản, đây là kết quả bước đầu trong chính sách ngoại giao mới dưới thời ông Abe, đó là tăng cường liên kết với các quốc gia có cùng mối quan tâm trong lĩnh vực an ninh để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với những thách thức ngày càng gay gắt.
Bên cạnh vấn đề hợp tác an ninh, truyền thông Nhật Bản cũng đưa tin đậm nét về các thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Giáo sư Fukunari Kimura, Trường đại học Keio, Nhật Bản nói: “Hiện nay, Nhật Bản và Việt Nam đã có sự liên kết kinh tế rất chặt chẽ. Nhật Bản đầu tư rất nhiều vào Việt Nam, nên Nhật Bản cũng muốn nền kinh tế Việt Nam phát triển tốt hơn vì điều này có lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Chuyến thăm này của ông Abe là lời tuyên bố rõ ràng về điều này”.
Hai Thủ tướng chủ trì họp báo sau hội đàm
Việc hai nước nhất trí tiếp tục kế hoạch xây dựng các lò phản ứng hạt nhân tại Việt Nam theo công nghệ Nhật Bản cũng là đề tài rất được chú ý tại Nhật Bản. Truyền thông Nhật Bản nhận định các nỗ lực của Thủ tướng Abe cho thấy sự coi trọng của chính phủ mới tại Nhật Bản đối với lợi ích của các doanh nghiệp và nhu cầu phát triển kinh tế.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chọn Việt Nam làm điểm dừng chân đầu tiên sau khi nhậm chức được đánh giá là một quyết định có phần bất ngờ. Chuyến thăm này đã phản ánh quan điểm chính sách ngoại giao của Chính phủ mới tại Nhật Bản và cho thấy mong muốn của Nhật Bản trong việc xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa hai nước.
DC (BĐTĐTHVN)
Xem thêm →

Nhật Bản thêm nửa tỉ USD vốn vay ODA cho Việt Nam

0 comments

Thủ tướng Shinzo Abe công bố tăng cam kết vốn vay của Nhật Bản dành cho ba dự án của Việt Nam với tổng số 500 triệu USD.

Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân, ngày 16/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và phu nhân đã sang thăm chính thức nước ta trong hai ngày (16 và 17/1).
Hai Thủ tướng cũng đã tiến hành hội đàm, cùng nhau trao đổi và thống nhất nhiều biện pháp cụ thể làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản, đồng thời tuyên bố khai mạc năm Hữu nghị Việt Nam Nhật Bản 2013.

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Shinzo Abe sau khi được bầu làm Thủ tướng Nội các Nhật Bản vào cuối tháng 12/2012, cũng là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai trên cương vị Thủ tướng của ông Shinzo Abe. Chuyến thăm diễn ra vào đúng thời điểm kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và là sự kiện hết sức có ý nghĩa mở đầu cho Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản.
Nhật Bản là nước cung cấp nhiều viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam. Trong ảnh là công trình đại lộ Võ Văn Kiệt, TP.HCM được xây dựng từ nguồn vốn ODA của Nhật
Nhật Bản là nước cung cấp nhiều viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam. Trong ảnh là công trình đại lộ Võ Văn Kiệt, TP.HCM được xây dựng từ nguồn vốn ODA của Nhật
Hai Thủ tướng hài lòng về sự phát triển nhanh chóng, toàn diện của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua và đã đạt được nhất trí cao về các phương hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục tăng cường và củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá rất cao việc Thủ tướng Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên đến thăm ngay sau khi nhậm chức ngày 26-12-2012.
Thủ tướng nói: “Để không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, chúng tôi nhất trí cần tiếp tục duy trì và tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như đối thoại ở tất cả các cấp, phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai bên về hợp tác kinh tế, nhất là các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như đường bộ cao tốc Bắc – Nam, cảng Lạch Huyện, dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, dự án khai thác chế biến đất hiếm cũng như việc Nhật Bản tiếp tục nhận điều dưỡng viên và hộ lý của Việt Nam và nhiều dự án khác”
Về phần mình, Thủ tướng Shinzo Abe  khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng “vì hai nước chúng ta chia sẻ với nhau các thách thức khu vực và có quan hệ bổ sung với nhau về mặt kinh tế, trong bối cảnh môi trường chiến lược diễn biến phức tạp trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Đồng thời, ông cho biết ông và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhất trí phát triển quan hệ đối tác chiến lược của hai nước mà hai bên đã thỏa thuận vào năm 2006 một cách toàn diện hơn và hai nước sẽ đóng vai trò tích cực hơn vì hòa bình và ổn định của khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những đóng góp hết sức quan trọng của Thủ tướng Abe trong việc đưa khuôn khổ quan hệ giữa hai nước lên đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á và có được sự phát triển sâu rộng, nhanh chóng như hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những đóng góp hết sức quan trọng của Thủ tướng Abe trong việc đưa khuôn khổ quan hệ giữa hai nước lên đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á
Dịp này, Thủ tướng Shinzo Abe công bố tăng cam kết vốn vay của Nhật Bản dành cho ba dự án của Việt Nam với tổng số 500 triệu USD. Như vậy tổng vốn ODA cam kết hỗ trợ phát triển cho Việt Nam đến nay là 1,7 tỷ USD.
Nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hai thủ tướng đã tuyên bố khai mạc Năm hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản 2013 và khẳng định cùng nhau hợp tác chặt chẽ để tổ chức thành công các hoạt động của năm hữu nghị tại mỗi nước.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cũng là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vào tháng 10-2011. Đến nay đây cũng là nước cấp vốn vay ODA lớn nhất cho Việt Nam và là nhà đầu tư số 1 cả về tổng vốn đầu tư lẫn vốn đã giải ngân; là đối tác thương mại lớn thứ ba Việt Nam sau EU và Mỹ. Hai bên hiện đang hợp tác xây dựng chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong khuôn khổ hợp tác song phương.
Bạch Dương
Xem thêm →

Toàn cảnh buổi đón tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Việt Nam

0 comments

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16-17/1. Thủ tướng Shinzo Abe chân thành cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhân dân Việt Nam dành cho đoàn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe.
Sau đây BBT nguyentandung.org xin giới thiệu một số hình ảnh toàn cảnh về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe dự nghi thức duyệt binh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe dự nghi thức duyệt binh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe dự nghi thức duyệt binh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe dự nghi thức duyệt binh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe tại lễ đón chính thức.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe dự nghi thức chào cờ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe dự nghi thức chào cờ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe dự nghi thức chào cờ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe dự nghi thức chào cờ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe dự nghi thức chào cờ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe dự nghi thức chào cờ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe dự nghi thức chào cờ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Shinzo Abe chân thành cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhân dân Việt Nam dành cho đoàn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Hai Thủ tướng đã trao đổi ý kiến sâu rộng về những phương hướng lớn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Hai bên nhất trí cần tiếp tục tăng cường các chuyến thăm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe cùng hai phu nhân sau buổi hội đàm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Toàn cảnh lễ đón Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe sau buổi hội đàm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe sau buổi hội đàm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe tại buổi họp báo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe
Hai Thủ tướng chủ trì họp báo sau hội đàm
Việt Hoàng
Xem thêm →

Tin Tức