Nguyễn Tấn Dũng

Những quyết sách đi vào lòng dân của Thủ tướng

Quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu; tăng lương đối với cán bộ y tế tuyến dưới; giáo viên, cán bộ quản lý công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn ưu đãi… Xem thêm...

Vịnh Hạ Long

Những hình ảnh hiếm của Tổng thống Hugo Chavez ở Việt Nam

Trong những năm tháng làm lãnh đạo Venezuela, cố Tổng thống Hugo Chavez đã có chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006.Xem thêm..

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt thành viên Chính phủ qua các thời kỳ

Nhân dịp Xuân mới Quý Tỵ 2013, chiều 23/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt thân mật nguyên lãnh đạo Chính phủ. Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Campuchia

Chiều 2/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thủ đô Phnom PenhXem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020Xem thêm...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê bình các tỉnh xảy ra đốt pháo dịp Tết

0 comments

Trong cuộc họp chiều 19/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê bình các tỉnh để xảy ra tình trạng đốt pháo trong dịp Tết.
Phát biểu trong cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành Trung ương nhằm kiểm điểm, đánh giá việc chấp hành các nhiệm vụ trong dịp Tết Quý Tỵ 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các bộ, ngành và địa phương cần tập trung xử lý có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn giao thông, nhất là những người uống rượu, bia tham gia giao thông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương tập trung thực hiện kế hoạch công tác của năm 2013
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương tập trung thực hiện kế hoạch công tác của năm 2013
Bên cạnh hai lưu ý trên, Thủ tướng đã biểu dương và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương nghiêm túc chấp hành chỉ đạo của Trung ương trong việc chăm lo Tết Quý Tỵ cho nhân dân, đảm bảo cho nhà nhà đều đón Tết đầm ấm, vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Nổi bật là công tác chỉ đạo sát thực tiễn và công tác thực hiện có kết quả, nhất là thực hiện tốt chế độ trực Tết; đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu cho nhân dân trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá và kiểm soát được giá cả; đảm bảo tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn cơ bản được giải quyết; hoạt động du lịch, văn hóa nghệ thuật diễn ra sôi động; tội phạm hình sự giảm mạnh; đặc biệt là chăm lo Tết cho người nghèo, người có công, gia đình chính sách được triển khai chu đáo.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần tập trung quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ của năm 2013, đồng thời triển khai có hiệu quả Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương phải quyết liệt thực hiện giải quyết hàng tồn kho, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, tiếp tục bình ổn giá cả, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, đồng thời tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp… Tiếp tục theo dõi sát tình hình đời sống nhân dân trong mùa giáp hạt để có biện pháp cứu trợ cần thiết cũng như tình hình lao động, việc làm nhằm đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo các bộ tập trung thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trước mắt tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đồng thời thực hiện có hiệu quả an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, quản lý lễ hội đảm bảo văn minh, phòng chống dịch bệnh…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo khí thế quyết tâm ngay từ những ngày đầu của năm mới, đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2013.
Theo báo cáo tổng hợp tình hình Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 của Văn phòng Chính phủ tại cuộc họp trên, công tác tổ chức phục vụ nhân dân đón Tết được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo. Các bộ, cơ quan, địa phương đã tổ chức quán triệt, tập trung triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đều có nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức Tết phục vụ nhân dân. Các cấp, các ngành đều thực hiện tốt chế độ trực 24/24 giờ để nắm tình hình, giải quyết công việc, kịp thời chỉ đạo, xử lý những vấn đề đột xuất, phát sinh.
Về tình hình tổ chức Tết cho nhân dân, thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, trước Tết các địa phương đã hoàn thành việc chuyển quà chúc Tết đến 1.890.059 người có công với tổng kinh phí là 393.515 triệu đồng; xuất cấp (không thu tiền) 23.999 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 15 tỉnh cứu đói.
Các địa phương cũng tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách với kinh phí trên 807 tỷ đồng; thăm hỏi, tặng quà các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em đang điều trị tại các cơ sở y tế… được dư luận xã hội, nhất là người nghèo đánh giá cao sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc tổ chức trợ giúp người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội trong dịp Tết.
Các cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức tốt hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phục vụ nhân dân đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, lành mạnh, sôi nổi. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương quan tâm, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật phục vụ bà con Việt kiều về quê ăn Tết. Công tác thông tin, truyền thông được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo thông tin thông suốt, phản ánh kịp thời không khí vui tươi, lành mạnh trong dịp Tết. Công tác chăm sóc sức khỏe cho dân dân được duy trì tốt, các cơ sở y tế bố trí các kíp trực 24/24 giờ, xử lý những trường hợp cấp cứu, các bệnh phát sinh do thời tiết…
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì đúng kế hoạch, nhất là trên các công trình trọng điểm. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch trong nước theo các tour du lịch dịp Tết tăng khoảng 10-15% so với cùng kỳ năm 2012.
Tuy nhiên, tại một số địa phương, điểm du lịch, lễ hội, công tác quản lý phương tiện giao thông chưa thực sự tốt; còn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ; tình trạng xả rác của du khách còn gây mất mỹ quan và làm ảnh hưởng đến công tác đảm bảo vệ sinh mội trường…
Xác pháo trên đường phố tại Hải Dương (Ảnh chụp ngày mùng 2 Tết)
Xác pháo trên đường phố tại Hải Dương (Ảnh chụp ngày mùng 2 Tết)
Về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các lực lượng vũ trang từ Trung ương đến địa phương đã tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động triển khai phương án, kế hoạch, chống xâm nhập, khủng bố, phá hoại, kích động biểu tỉnh, gây rối…Trong 9 ngày nghỉ Tết, cả nước đã xảy ra 681 vụ phạm pháp hình sự, giảm 4,76% so với cùng kỳ năm 2012; xảy ra 373 vụ tai nạn giao thông, làm chết 314 người, bị thương 387 người…
Về thị trường Tết, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực chủ động việc rà soát, kiểm tra đôn đốc kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước, trong và sau dịp Tết; chủ động các biện pháp lưu thông, đảm bảo hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách an sinh xã hội…Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và gian lận thuế, kiểm tra chấp hành pháp luật nhà nước về giá được chú trọng hơn trước.
Cũng tại cuộc họp, Văn phòng Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Do nghỉ dài ngày, các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động khẩn trương triển khai giải quyết, xử lý công việc ngay sau khi nghỉ Tết, bảo đảm chất lượng, tiến độ; thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động; không tổ chức du Xuân, dự lễ hội, liên hoan sa đà, lãng phí.
Các bộ, ngành và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả sau Tết, nhất là những mặt hàng thiết yếu để có các biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp có biến động lớn, bảo đảm góp phần kiểm soát lạm phát năm 2013 theo mục tiêu đề ra, đồng thời thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013./.
(VNP)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá tình hình Tết Quý Tỵ

0 comments

Chiều 19/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp giữa thường trực Chính phủ với các bộ, ngành trung ương nhằm đánh giá tình hình Tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn DũngTheo báo cáo tổng hợp từ các bộ, ngành chức năng: Công tác chăm lo phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán được các cấp, các ngành chủ động triển khai nghiêm túc, trách nhiệm và chu đáo, nhất là đối với người có công và đối tượng khó khăn.
Ngay từ trước tết các địa phương đã hoàn thành chuyển quà chúc Tết đến hơn 1.890.000 người có công; xuất cấp không thu tiền gần 24.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho 15 tỉnh để cứu đói, hỗ trợ gần 490.000 hộ dân trong dịp Tết và giáp hạt.
Thị trường hàng hóa Tết năm nay được đánh giá là phong phú về chủng loại, còn giá cả các mặt hàng nhìn chung đều tăng nhưng những mặt hàng thiết yếu hoặc trong chương trình bình ổn theo chỉ đạo của Chính phủ đã duy trì được ổn định thấp hơn giá thị trường từ 5-15 %.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh dự báo: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tết này sẽ duy trì được ổn định khoảng từ 1,3 đến 1,4%… Các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng được duy trì đúng kế hoạch, nhất là trên các công trình trọng điểm…
Về tình hình trật tự an toàn xã hội, nếu như trong 9 ngày Tết các vụ phạm pháp hình sự, vụ cháy và số vụ tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm ngoái thì số người chết và bị thương do tai nạn giao thông lại gia tăng. Cao điểm vào ngày mồng 3 Tết đã xảy ra tới 60 vụ tai nạn giao thông làm chết 53 người và 63 người khác bị thương.
Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Đinh La Thăng cho biết: “Năm nay có đặc điểm khác những năm trước là tai nạn  xe khách là không có, nhưng điểm khác là tai nạn giao thông xe máy trên đường liên thôn, liên xã lại tăng do uống rượu bia là chủ yếu và không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều ở đường liên thôn, liên xã. Năm nay các lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông tăng cường ứng trực trên các tuyến quốc lộ nên tại các tuyến này hầu như không có ùn tắc, tai nạn giao thông giảm”.
Theo thống kế của Bộ Y tế, chỉ tính đến ngày mồng 5 Tết đã có tới hơn 4.000 trường hợp bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, trong đó có trên 1.400 người không đội mũ bảo hiểm. Mặc dù các lực lượng chức năng cũng đã nỗ lực đẩy mạnh đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán và đốt pháo nổ nhưng tại một số địa phương vẫn còn để xảy ra tình trạng đối pháo như Hải Dương, Hà Nội, Lào Cai…
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao, biểu dương tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu của các bộ, ngành và các địa phương nghiêm túc chấp hành chỉ đạo của Trung ương đã cơ bản thực hiện tốt yêu cầu tổ chức Tết Nguyên đán vui tươi, đầm ấm, an toàn và tiết kiệm. Cả trung ương và các địa phương đã làm tốt công tác chăm lo cho người nghèo, người có công, đồng bào ở vùng sâu và vùng xa. Các cấp, ngành thực hiện tốt chế độ trực Tết; đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, đồng thời làm tốt công tác bình ổn giá, góp phần kiểm soát lạm phát; đảm bảo tốt nhu cầu đi lại của người dân và giải quyết cơ bản ùn tắc giao thông trong dịp Tết…
Đối với 2 vấn đề nổi lên trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ là tai nạn giao thông tăng nhẹ và một số địa phương vẫn để xảy ra đốt pháo nổ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Trên 90% các vụ tai nạn xe máy là có uống rượu bia. Chúng ta phải tập trung xử lý ngay, xử  lý thật nghiêm, thật nặng việc uống rượu, xử mạnh việc không đội mũ bảo hiểm, chấn chỉnh lại vấn đề chất lượng mũ bảo hiểm. Tôi cũng đồng ý việc phải phê bình các vị lãnh đạo một số tỉnh để xảy ra đốt pháo”.
Từ nay đến cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương tập trung quyết liệt thực hiện kế hoạch của năm 2013; cụ thể hóa Nghi quyết 01 và 02 của Chính phủ, nhất là tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu; tập trung giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát; kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng tiền, giá xăng dầu, giá than và giá điện theo lộ trình, tiếp tục tăng cường các biện pháp bình ổn giá; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đối với 3 lĩnh vực trọng tâm; tăng cường quản lý lễ hội theo hướng đảm bảo văn hóa, văn minh; tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, nhất trí cùng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đề ra./.
(DTNVN)
Xem thêm →

Bình Thuận cần quan tâm thu hút đầu tư hạ tầng

0 comments

Chiều ngày 18/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận về tình hình phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Báo cáo với Thủ tướng tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cho biết, năm 2012, tình hình kinh tế-xã hội của Bình Thuận tiếp tục chuyển biến tích cực; hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng so với năm trước, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,8%. Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả toàn diện, diện tích, năng suất, sản lượng đều tăng. Hoạt động du lịch sôi động, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Bình Thuận tăng, thời gian lưu trú của du khách dài hơn (trong năm 2012 có 3 triệu lượt khách du lịch đến Bình Thuận, trong đó có khoảng 340 nghìn lượt khách quốc tế).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bình Thuận tập trung phát triển các ngành công nghiệp động lực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bình Thuận tập trung phát triển các ngành công nghiệp động lực.
Hoạt động thương mại ổn định, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 8,7%. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai nghiêm túc, hiệu quả, cơ bản hoàn thành mục tiêu hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo và gia đình chính sách; giải quyết việc làm cho người lao động và đào tạo nghề tăng so với năm trước (giải quyết việc làm tăng 5%, đào tạo nghề tăng 25%).
Về tình hình Tết Quý Tỵ 2013, các cấp, các ngành trong tỉnh đã quán triệt tốt các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Thị trường hàng hóa trước và sau Tết trên địa bàn tỉnh ổn định; việc chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, thực hiện cứu trợ xã hội được quan tâm; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong dịp Tết Nguyên đán tại Bình Thuận được giữ vững.
Nhiệm vụ chung của tỉnh đề ra trong năm 2013 là tiếp tục nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với việc ổn định và phát triển kinh tế bền vững, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường củng cố quốc phòng, giữ gìn ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Phấn đấu đạt tốc độ tăng tăng trưởng GDP khoảng 9%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm công trình thủy lợi sông Quao.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm công trình thủy lợi sông Quao.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực, phấn đấu cũng như những kết quả mà Bình Thuận đạt được, tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo.
Đề cập tới nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Bình Thuận cần ra sức khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương; tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực để vươn lên, phát triển theo hướng nhanh và bền vững.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Bình Thuận cần đặc biệt chăm lo cho phát triển nông nghiệp đi liền với xây dựng nôn thôn mới, cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Phát triển nông nghiệp cần quan tâm đến phát triển nuôi trồng các sản phẩn chủ lực, được coi là lợi thế như trồng lúa, thanh long, cao su, phát triển nghề cá… Nâng cao chất lượng, thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp. Tỉnh cũng cần tập trung mạnh hơn nữa việc phát triển các ngành công nghiệp được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương như điện, khai khoáng, chế biến… Bên cạnh đó là đẩy mạnh khai thác hiệu quả hơn lợi thế về du lịch, dịch vụ.
Để khai thác hiệu quả các lợi thế nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trước hết Bình Thuận cần đặc biệt quan tâm đầu tư, thu hút đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng tầng giao thông vận tải, thủy lợi, điện, cấp nước sạch… Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của địa phương.
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Bình Thuận tiếp tục lưu ý đến phát triển y tế; giáo dục; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; thực hiện tốt công tác giảm nghèo, công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xem xét và cho ý kiến cụ thể với một số kiến nghị của Bình Thuận liên quan đến việc đầu tư, hỗ trợ vốn xây dựng dự án hồ chứa nước Sông Móng, hồ chứa nước sông Dinh 3, dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Phú Quý, dự án phòng chống lũ lụt, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu gắn với cải tạo môi trường sông Cà Ty, dự án cảng Kê Gà…
*  Trước đó, sáng 18/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm công trình thủy lợi sông Quao tại xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Công trình này được khánh thành từ năm 1997 với dung tích 73 triệu m3, cung cấp nước cho 8.120 ha đất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Bắc và nước sinh hoạt cho thành phố Phan Thiết.
(VGP)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát “lá chắn thép” và “mắt thần” của Hải quân Việt Nam

0 comments

Nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013, sáng 18/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đoàn 681 Hải quân tại xã Tiến thành, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Thủ tướng tham quan tổ hợp tên lửa bờ Bastion tại Đoàn 681
Thủ tướng tham quan tổ hợp tên lửa bờ Bastion tại Đoàn 681
Đoàn 681 Hải quân là đơn vị được trang bị một số loại vũ khí, khí tài, bao gồm tổ hợp tên lửa bờ Bastion và tổ hợp ra đa bờ Monolit-B.
Vũ khí trong thành phần tổ hợp Bastion là các tên lửa có cánh Iakhont dùng để tiêu diệt các tàu đơn lẻ hoặc nhóm tàu như nhóm tàu tấn công, nhóm tàu hộ tống, nhóm tàu đổ bộ. Các tên lửa này có tầm hoạt động 300 km, độ cao bay tối đa là 14.000 m, độ cao bay hành trình 10 – 15 m trên mặt nước biển, tốc độ bay tối đa 750m/giây, trọng lượng khi phóng là 3.000 kg, trọng lượng phần chiến đấu là 200 kg.
Độ cao bay của tên lửa được tự động điều chỉnh tùy khoảng cách đến mục tiêu nhằm bảo mật và tiết kiệm nhiên liệu tối đa. Với tốc độ bay lớn, độ cao bay hành trình thấp, đến nay không có hệ thống nào có thể chống lại loại tên lửa này.
Các loại tên lửa tại Đoàn 681 hiện có 4 dạng, đó là tên lửa chiến đấu, tên lửa công nghệ, tên lửa tạo giả và tên lửa bổ. Ba dạng sau dùng để huấn luyện kíp trắc thủ kết hợp kiểm tra tình trạng khí tài chiến đấu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đoàn 681 Hải quân, sáng 18/2
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đoàn 681 Hải quân, sáng 18/2
Nói chuyện thân mật với các bộ, chiến sĩ Đoàn 681 Hải quân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những thành tích mà đơn vị đạt được trong thực hiện nhiệm vụ công tác, nhất là cán bộ, chiến sỹ Đoàn 681 đã phát huy cao độ truyền thống anh hùng, phát triển, trưởng thành và đi nhanh vào chính quy, hiện đại.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Đoàn 681 Hải quân tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, tiếp nhận, nắm chắc và làm chủ phương tiện quân sự, vũ khí, khí tài hiện đại, góp phần nâng cao sức mạnh tự vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc.
Thủ tướng yêu cầu cán bộ, chiến sỹ Đoàn 681 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là làm tốt công tác huấn luyện, nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao và chiến thắng, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Đoàn 681 Hải quân nghị làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong cán bộ, chiến sĩ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đảng, Nhà nước sẽ luôn quan tâm tới việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ quân đội, bảo đảm cho cán bộ, chiến sỹ trong quân đội yên tâm công tác, huấn luyện và chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng thăm Khu di tích Trường Dục Thanh, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và dạy học năm 1910
Thủ tướng thăm Khu di tích Trường Dục Thanh, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và dạy học năm 1910
Sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm Khu di tích Trường Dục Thanh và dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Bình Thuận), TP Phan Thiết.
Khu di tích Trường Dục Thanh tọa lạc tại số 39 đường Trưng Nhị, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và dạy học vào năm 1910 trước lúc Người vào Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.
    Ghi lưu bút tại Khu Di tích trường Dục Thanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết: “Nguyện học tập và làm theo tấm gương tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
Ghi lưu bút tại Khu Di tích trường Dục Thanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết: “Nguyện học tập và làm theo tấm gương tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
Khu di tích Trường Dục Thanh, nơi gắn liền với thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở thành một điểm son lịch sử trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đây cũng là địa điểm thu hút du khách quốc tế đến tham quan.
Ghi lưu bút tại Khu di tích Trường Dục Thanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết: “Nguyện học tập và làm theo tấm gương tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
(VGP)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Đoàn 681 Hải quân

0 comments

Sáng nay 18.2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác của Chính phủ đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Thuận.
Sáng sớm, Thủ tướng và đoàn công tác đã đến thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận; thăm Trường Dục Thanh, nơi Bác Hồ từng dừng chân dạy học.
    Thủ tướng thăm cán bộ, chiến sĩ Đoàn 681 Hải quân
Thủ tướng thăm cán bộ, chiến sĩ Đoàn 681 Hải quân
Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thị sát Đoàn 681 Hải quân, đóng ở xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết.
Tại đoàn 681 Hải quân, Thủ tướng kiểm tra các hoạt động chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của đơn vị và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ của Đoàn.
Cuối buổi sáng nay, Thủ tướng đi thăm công trình hồ chứa nước Sông Quao, ở huyện Hàm Thuận Bắc, một công trình thuỷ lợi tiêu biểu của Bình Thuận.
Theo chương trình, chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có buổi làm việc với tập thể cán bộ lãnh đạo của tỉnh Bình Thuận về một số chương trình phát triển kinh tế, xã hội trọng điểm của địa phương.
    Thủ tướng thắp hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận
Thủ tướng thắp hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận
Thủ tướng nghe lãnh đạo Đoàn 681 báo cáo tình hình đơn vị
Thủ tướng nghe lãnh đạo Đoàn 681 báo cáo tình hình đơn vị
Thủ tướng quan sát hệ thống tên lửa bảo vệ vùng biển
Thủ tướng quan sát hệ thống tên lửa bảo vệ vùng biển
Hệ thống tên lửa của Đoàn 681 trong tư thế sẵn sàng chiến đấu
Hệ thống tên lửa của Đoàn 681 trong tư thế sẵn sàng chiến đấu

Đoàn 681 luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển của Tổ quốc
Đoàn 681 luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển của Tổ quốc
(BTN)
Xem thêm →

Nâng tầm vị thế Việt Nam

0 comments

Nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ (2013), Tạp chí Vietnam Potentials chọn đăng một số ảnh tiêu biểu về đất nước con người, hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam… Hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta thời gian qua là sự cụ thể hóa chính sách đối ngoại của Việt Nam, đồng thời là thông điệp quan trọng gửi tới nhân dân thế giới về hình ảnh nước Việt Nam năng động, cởi mở với quyết tâm vượt qua đói nghèo, lạc hậu để đạt được mục tiêu tiến bộ xã hội.
Thủ tướng ĐỨc Angela Merkel đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng ĐỨc Angela Merkel đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội cả trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, năm 2012, công tác đối ngoại của Việt Nam vẫn tiếp tục được triển khai mạnh mẽ,quyết liệt. Sự hiện diện đậm nét của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong hàng loạt sự kiện mang tầm Quốc tế: Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần 2, Hội nghị Cấp cao ASEAN 20, Hội nghị Mekong-Nhật Bản… , khẳng định vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các nước: Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã mở ra cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam.
Tạp chí Vietnam Potentials trân trọng giới thiệu một số hình ảnh về hoạt động đối ngoại của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2012.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón Thủ tướng Thái Lan
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón Thủ tướng Thái Lan
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng
Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng thăm hỏi động viên các bác sĩ và bệnh nhân Bẹnh xá Đặng THuỳ Trâm
Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng thăm hỏi động viên các bác sĩ và bệnh nhân Bẹnh xá Đặng THuỳ Trâm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ đại diện các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ đại diện các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Thủ tướng Hunxen đón Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng
Thủ tướng Hunxen đón Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng
 Các đại biểu tham dự cuộc họp nội các chung 2 nước Việt Nam-Thai Lan chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu tham dự cuộc họp nội các chung 2 nước Việt Nam-Thai Lan chụp ảnh lưu niệm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với ngài Herman Van Rompuy,Chủ tịch Hội đồng châu Âu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với ngài Herman Van Rompuy,Chủ tịch Hội đồng châu Âu
Thủ tướng Ấn Độ Manhoman Singh đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Ấn Độ Manhoman Singh đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cuộc thi ảnh nghệ thuật Việt Nam Ngày nay với sự bảo trợ của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN (VAPA) và Phòng Thương mại – công nghiệp VN (VCCI), được Tạp chí Thế giới Ảnh – Vietnam Potentials (VCCI) sáng lập và tổ chức hai năm một lần. Cuộc thi ảnh VNNN qua 3 lần tổ chức đã trở thành cuộc thi truyền thống, có uy tín của tạp chí, một sân chơi bổ ích mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo các nghệ sỹ nhiếp ảnh, các nhà báo, các doanh nghiệp, doanh nhân, bạn đọc trong và ngoài nước. Vào ngày 20/12/2012, Tạp chí Thế giới Ảnh – Vietnam Potentials (VCCI) phát động Cuộc thi ảnh VNNN lần 4 mang chủ đề: Nâng tầm vị thế Việt Nam, cũng thu hút được đông đảo các nhà báo,nghệ sĩ nhiếp ảnh… tham gia. Cuộc thi lần 4 sẽ kết thúc vào ngày 20/8/2013.
(TGA)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra công điện bảo đảm ATGT những ngày nghỉ Tết

0 comments

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có Công điện số 231/CĐ-TTg, ngày 12/2, yêu cầu tăng cường thực hiện bảo đảm an toàn giao thông những ngày nghỉ còn lại dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ và mùa lễ hội xuân.
Công điện nêu rõ, những ngày nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng đã cố gắng thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông nên tai nạn giao thông có giảm so với Tết năm 2012.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Tuy nhiên, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp (4 ngày Tết vừa qua, trên toàn quốc đã xảy ra 170 vụ tai nạn giao thông, làm chết 144 người, bị thương 147 người, đặc biệt ngày 12/2 (mùng 3 Tết) xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông làm chết 53 người, bị thương 63 người).
Để giảm tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe nhân dân trong những ngày nghỉ Tết còn lại và dịp Lễ hội xuân năm 2013, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chỉ đạo thực hiện kiên quyết, nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự xã hội nói chung và an toàn giao thông nói riêng đã nêu trong Công điện trước Tết; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt các hành vi uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông. Kiên quyết giảm cả 3 tiêu chí về số vụ tai nạn giao thông, số người chết, số người bị thương.
ĐN
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia

0 comments

Theo Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt, phấn đấu đến năm 2020 từng bước nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia đạt mức xếp hạng tín nhiệm tối thiểu bằng mức khởi điểm đầu tư (Baa3 đối với xếp hạng tín nhiệm của Moody’s hoặc BBB- đối với xếp hạng tín nhiệm của S&P hoặc Fitch).
Đề án đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể nhằm tiếp tục nâng cao nội lực của nền kinh tế, tăng cường chủ động và chuyên nghiệp trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia; đồng thời bảo đảm thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu như sau: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 – 8%/năm trong giai đoạn 2011-2020; đến năm 2020 GDP theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.
Đồng thời, tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; có chính sách khuyến khích tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội duy trì trong khoảng từ 33-35% GDP, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư công, phấn đấu đưa chỉ số ICOR về mức trung bình so với các nước có cùng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 – 12%/năm trong giai đoạn 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5%-7% vào năm 2015 và được tiếp tục duy trì ở mức hợp lý trong giai đoạn 2016-2020.
Bên cạnh đó, phấn đấu giảm thâm hụt cán cân vãng lai, ổn định cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tiến tới thặng dư; tăng mức dự trữ ngoại hối nhà nước đạt ít nhất 12 tuần nhập khẩu, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đạt mức mức trung bình so với các nước có cùng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giảm xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 và khoảng 4% GDP trong giai đoạn 2016-2020.
Ngoài ra, nợ công (bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP; nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế
Một trong những giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu trên là phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Cụ thể là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả; thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu.
Trong đó, Việt Nam sẽ thực hiện các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn tín dụng phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án hiệu quả, đồng thời kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích ở mức độ hợp lý và hạn chế nợ xấu.
Nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia
Đồng thời, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, chú trọng phát triển kinh tế “xanh”, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện đầy đủ các cam kết về nghĩa vụ trả nợ; đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường đầu tư cho con người, gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; rà soát, sắp xếp lại danh mục đầu tư, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung vốn cho các dự án cấp thiết, sớm hoàn thành, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có tác động lan tỏa cao, tạo ra tiền đề để tái cơ cấu nền kinh tế.
Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng nhà nước định giá, kiểm soát giá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ độc quyền, sản phẩm công ích. Tôn trọng quyền tự định giá, thoả thuận giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. Công khai, minh bạch giá các hàng hóa, dịch vụ, đi đôi với các giải pháp hỗ trợ hợp lý cho sản xuất gặp khó khăn và thực hiệc chính sách an sinh xã hội trong từng giai đoạn.
Xây dựng và thực hiện các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu thông qua việc tăng cường xúc tiến thương mại để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, vật tư, giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
TH (VGP)
Xem thêm →

Bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, tạo nền tảng phát triển vững chắc

0 comments

“Chăm lo cải thiện đời sống và bảo vệ lợi ích thiết thực của người dân. Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng và tích cực tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bảo đảm độc lập, tự chủ và đẩy mạnh hội nhập quốc tế
“Thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chủ động ngăn chặn mọi âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Tăng cường thực hiện Chương trình quốc gia về phòng, chống tội phạm. Thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Bảo đảm độc lập, tự chủ và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Tăng cường hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước láng giềng. Chủ động đóng góp tích cực, trách nhiệm vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và các cơ chế, tổ chức, diễn đàn quốc tế. Đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri theo chuyên đề để thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội tại Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri theo chuyên đề để thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội tại Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Kiên trì, nhất quán thực hiện chủ trương giải quyết các vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; tôn trọng và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2013. Tăng cường công khai, minh bạch và chủ động cung cấp thông tin về các vấn đề được xã hội quan tâm. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, huy động sức mạnh tổng hợp tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Chăm lo cải thiện đời sống và bảo vệ lợi ích thiết thực của người dân. Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng và tích cực tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”
(Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 – Quốc hội khóa XIII).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày
Thiếu nhi dân tộc Mông xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu tặng hoa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thiếu nhi dân tộc Mông xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu tặng hoa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc xây dựng tổ chức, xây dựng con người, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người, đòi hỏi mỗi người phải tự phân tích, mổ xẻ những ưu, khuyết điểm của chính bản thân mình; phải nhận xét, đánh giá về người khác. Nếu không thật tự giác, chân thành, công tâm thì rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác; trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình. Vì vậy, thường rất khó, rất phức tạp. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Đảng ta đã làm, làm nhiều, làm thường xuyên và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nếu không làm thì không có được những thành quả như ngày nay.
Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, trước thực trạng một số yếu kém, khuyết điểm, hơn lúc nào hết, Đảng ta càng phải đặc biệt coi trọng hơn nữa nhiệm vụ xây dựng Đảng như Đại hội XI và Hội nghị Trung ương 4 đã chỉ ra, tạo bước chuyển thực sự trong công tác này. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là: tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, có sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại.
Có những việc không thể chỉ làm một lần là xong. Ngược lại, phải làm rất kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày. Có khi giải quyết xong vấn đề này lại nảy sinh vấn đề khác, làm được việc này lại xuất hiện việc khác. Nếu không xác định như vậy thì mỗi khi thấy có sự việc tiêu cực trong Đảng dễ mất bình tĩnh, nảy sinh tư tưởng bi quan, hoài nghi, hoặc mất niềm tin, phủ nhận mọi sự cố gắng và kết quả chung.
(Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết Trung ương 4).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Đoàn kết, hòa hợp, thống nhất để phát triển
“Suốt 67 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cố kết chặt chẽ, như cùng đi trên một con thuyền, cùng cập bến, cùng vượt qua thử thách hay nguy cơ chìm thuyền. Đảng, Nhà nước thì cũng từ nhân dân mà ra. Trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, trong muôn mặt của đời sống, dân tộc và cách mạng có hòa nhập với nhau, chính trị và xã hội có ổn định thì mới tồn tại và phát triển. Đó là đặc trưng của Việt Nam. Đối lập và chia rẽ, định kiến và bất ổn là con đường ngắn nhất phá hoại mọi thành tựu, đưa đất nước đến bờ vực thẳm hoặc sẽ bị các thế lực không muốn nhìn thấy một Việt Nam phát triển lôi kéo và lợi dụng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các trẻ em nghèo hiếu học, học giỏi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên toàn quốc lần thứ 5.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các trẻ em nghèo hiếu học, học giỏi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên toàn quốc lần thứ 5.
Làm sao để chính trị xã hội ổn định? Mỗi người chúng ta đang sống trong cơ chế kinh tế thị trường, sử dụng có hiệu quả những mặt tích cực và hạn chế những mặt trái của nó không hề dễ dàng, nhất là với nước ta, vốn xuất phát từ một trình độ thấp, thu nhập quốc dân trên đầu người mới chỉ bắt đầu bước vào mức thấp của ngưỡng trung bình, với biết bao những khó khăn, thách thức và mâu thuẫn nhiều khi không lường hết được. Tôi xin nhấn mạnh: Đứng trước chúng ta là những nhiệm vụ kinh tế – xã hội mới phức tạp hơn trước kia rất nhiều.
Đoàn kết, hòa hợp, thống nhất từng là bài học và nguyên nhân thắng lợi trong mọi giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam trong quá khứ, tiếp tục phải là một trong những giải pháp quan trọng nhất của đất nước để vượt lên những khó khăn, thách thức hiện nay và mai sau. Trong giai đoạn mới, đoàn kết – hòa hợp – thống nhất cần được giữ gìn, phát huy và bổ sung thêm những giá trị mới nhằm thu hẹp những khác biệt, tất cả phải nhằm vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”…
Kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy, tất cả những ai nỗ lực học tập, làm việc, cố gắng làm việc trong khả năng của mình phải có được cơ hội, cuộc sống và thu nhập tốt hơn, chỉ như thế mới khuyến khích và tạo môi trường, khát vọng cho mọi người nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn. Chúng ta không khuyến khích bình quân chủ nghĩa. Chúng ta chấp nhận sự cạnh tranh, lên án lòng ganh ghét đố kỵ bởi nó kìm hãm phát triển. Không có đất nước nào có thể lớn lên được từ lòng đố kỵ. Đồng thời, chúng ta tôn vinh lòng nhân ái, chia sẻ, yêu thương và cùng đấu tranh để chấm dứt nghèo đói, dốt nát và bệnh tật…”.
(Trích bài viết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân dịp 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược
“Quốc hội đã dành thời gian phân tích, đánh giá một cách sâu sắc thực trạng tình hình kinh tế – xã hội nước nhà năm 2012 và nhận thấy, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ, các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị đã nỗ lực phấn đấu, đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Quốc hội cũng chỉ ra những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013. Năm 2013 là thời điểm giao thời của một giai đoạn phát triển mới, đặt ra nhiều yêu cầu mới trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp gỡ nhân dân thôn Phiêng An II, xã Quang Thuận.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp gỡ nhân dân thôn Phiêng An II, xã Quang Thuận.
Quốc hội xác định nhiệm vụ tổng quát cho năm 2013 là phải tiếp tục phấn đấu ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm lạm phát thấp hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị – xã hội; tạo nền tảng phát triển bền vững trong những năm tiếp theo. Đồng thời, Quốc hội đã xem xét, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém và quyết định các chỉ tiêu, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện trong từng lĩnh vực. Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao triển khai đồng bộ các biện pháp để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các vi phạm pháp luật và tội phạm; năm 2013 tạo chuyển biến tích cực bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân”.
(Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 4 – Quốc hội khóa XIII của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng).
(BCAND)
Xem thêm →

Tin Tức