Nguyễn Tấn Dũng

Những quyết sách đi vào lòng dân của Thủ tướng

Quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu; tăng lương đối với cán bộ y tế tuyến dưới; giáo viên, cán bộ quản lý công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn ưu đãi… Xem thêm...

Vịnh Hạ Long

Những hình ảnh hiếm của Tổng thống Hugo Chavez ở Việt Nam

Trong những năm tháng làm lãnh đạo Venezuela, cố Tổng thống Hugo Chavez đã có chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006.Xem thêm..

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt thành viên Chính phủ qua các thời kỳ

Nhân dịp Xuân mới Quý Tỵ 2013, chiều 23/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt thân mật nguyên lãnh đạo Chính phủ. Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Campuchia

Chiều 2/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thủ đô Phnom PenhXem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020Xem thêm...

Đính chính vụ Văn Giang - Ecopark và bà Nguyễn Thanh Phượng

0 comments
Ban biên tập nhận nguồn tin từ Cộng tác viên cho biết: Ngày 2/5/2012, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) là ông Đào Ngọc Thanh, đã ban hành công văn số 83/CV-VH gửi các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương trong cả nước với mong muốn các cơ quan truyền thông giúp ông Đào Ngọc Thanh làm sáng tỏ thông tin về việc bà Nguyễn Thanh Phượng với nội dung:



Hình ảnh công văn của công ty “Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” gửi cơ quan báo chí
Nội dung trong bản công văn được ông Đào Ngọc Thanh khẳng định rõ: “Sau khi cưỡng chế đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 24/4/2012, trên mạng Internet xuất hiện một số thông tin cho rằng “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) và Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng là một.

Trước thông tin này, Tổng giám đốc khẳng định “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” hoàn toàn không liên quan gì tới Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng”, mọi thông tin về pháp lý của công ty, hoàn toàn có thể kiểm chứng tại cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư Hưng Yên. Đường dẫn: http://hungyenbusiness.gov.vn. Và kể từ năm 2003 thành lập công ty đến nay, “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng”(Vihajico), chưa từng thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng bất kỳ lần nào. Tổng giám đốc công ty hiện nay là ông Đào Ngọc Thanh, cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Lương Xuân Hà, chứ không phải theo một số tin đồn thất thiệt là Bà Nguyễn Thanh Phượng mà cộng đồng mạng đã đồn đoán.

Chúng tôi khẳng định bà Nguyễn Thanh Phượng hoàn toàn không liên quan gì tới dự án Ecopark, cũng như không có bất cứ vai trò pháp lý nào trong Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng.

Nội dung chi tiết bản công văn của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng:



Nguồn: http://thutuongnguyentandung.net/tin-nong-cong-ty-cp-dt-pt-do-thi-viet-hung-dinh-chinh-ve-vu-viec-ecopark.html
Xem thêm →

Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản: Việt Nam đưa ra sáng kiến phát triển hệ thống vận tải đa phương thức

0 comments
Ngày 21/4, Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 4 đã được tổ chức tại thủ đô Tokyo dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng người đứng đầu Chính phủ các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan đã tập trung thảo luận và thông qua Chiến lược Tokyo, cùng phương hướng và nhiều biện pháp chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả mối “Quan hệ đối tác vì tương lai thịnh vượng chung” giữa các nước Mekong và Nhật Bản.

600 tỷ yên hỗ trợ các nước Mekong

Đây là khoản hỗ trợ dành cho các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong trong giai đoạn 2013-2015 mà Nhật Bản đã đưa ra trong hội nghị. Thái Lan cũng cam kết khoản hỗ trợ trị giá 883 triệu yên cho các nước Mekong. Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã đề xuất 57 dự án với 2.300 tỷ yên, chủ yếu liên quan đến phát triển hạ tầng ở khu vực Mekong, trong đó có tới 26 dự án triển khai tại Việt Nam.

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo tập trung kiểm điểm quá trình triển khai các chương trình, dự án thuộc Chương trình hành động 63 điểm; sáng kiến hợp tác kinh tế-công nghiệp và sáng kiến thập kỷ Mekong xanh, cũng như thảo luận và thông qua Chiến lược Tokyo giai đoạn 2013-2015, thay thế Tuyên bố Tokyo tại Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ nhất cách đây 4 năm. Theo đó, các nhà lãnh đạo đã xác định 3 trụ cột hợp tác mới của “Quan hệ đối tác vì tương lai thịnh vượng chung” giữa các nước Mekong và Nhật Bản giai đoạn 2013 – 2015.

Riêng về vấn đề biển Đông, các nước Mekong và Nhật Bản nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải tại biển Đông là nguyện vọng và lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực; khẳng định rằng các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp ở biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS), tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC.

Sáng kiến của Việt Nam

Đại diện cho Việt Nam phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định ủng hộ của Việt Nam đối với hợp tác Mekong – Nhật Bản cũng như vai trò của cơ chế này đối với sự thịnh vượng, ổn định và phát triển bền vững của khu vực Mekong nói riêng và Đông Á nói chung.

Về định hướng hợp tác trong tương lai, Thủ tướng cũng nhấn mạnh hợp tác giai đoạn tới cần ưu tiên hơn nữa cho các hoạt động cụ thể hỗ trợ các nước ứng phó với lũ lụt, thiên tai, xâm nhập mặn, bảm đảm an ninh lương thực và quan trọng hơn cả là tìm ra giải pháp lâu dài cho việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong. Ưu tiên trước mắt là nghiên cứu đánh giá một cách khoa học, tổng thể và hệ thống về các tác động đến môi trường và nguồn nước của việc khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mekong, trong đó có tác động của thủy điện trên dòng chính.



Thủ tướng cũng đưa ra sáng kiến phát triển hệ thống vận tải đa phương thức nhằm tăng cường kết nối giữa các hành lang kinh tế trong khu vực tiểu vùng Mekong; tạo thuận lợi cho du lịch, lưu thông thương mại hàng hoá nhờ cắt giảm chi phí và thời gian vận tải; góp phần bảo vệ môi trường thông qua cắt giảm khí thải giao thông. Sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ của hội nghị và sẽ được thực hiện từng bước.

Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo đã họp báo thông báo về kết quả của hội nghị. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định kết quả nổi bật của Hội nghị lần này là việc thông qua Chiến lược Tokyo, nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của mối “Quan hệ đối tác vì tương lai thịnh vượng chung” giữa các nước Mekong và Nhật Bản với ba hướng hợp tác chính. Đồng thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ mong muốn của mình cũng như những người đứng đầu chính phủ các nước Mekong rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ góp sức cùng với Chính phủ các nước Mekong tăng cường hợp tác, phát triển kinh tế cũng như tham gia tích cực Kế hoạch triển khai Chiến lược Tokyo thúc đẩy hợp tác Mekong - Nhật Bản…
Xem thêm →

Tối 27-4, Vịnh Hạ Long nhận danh hiệu kỳ quan thiên nhiên mới

0 comments

Bộ VH,TT&DL vừa ban hành quyết định về việc tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Theo đó, Bộ giao Cục Hợp tác Quốc tế chủ trì, phối hợp với Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam, Khu Liên hiệp thể thao Quốc gia Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới mới sẽ diễn ra tối 27-4 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).



Kịch bản chương trình của buổi lễ do Tổng đạo diễn chương trình - NSND Trần Bình chủ trì và được chia làm hai phần. Phần lễ gồm các nghi thức ngoại giao, lễ công bố và đón nhận danh hiệu kỳ quan. Phần hội là chương trình nghệ thuật có sự tham gia của hàng ngàn diễn viên, học sinh, sinh viên của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ VH,TT&DL. Phần này gồm ba chương với tiêu chí trang trọng, mới lạ, giàu bản sắc và hướng đến quảng bá hình ảnh quốc gia. Mở đầu chương I mang tên “Thiên đường Hạ Long” tái hiện truyền thuyết về Vịnh Hạ Long - nơi rồng đáp xuống, đồng thời ca ngợi truyền thống chống giặc ngoại xâm vẻ vang của dân tộc và tôn vinh vẻ đẹp của di sản thiên nhiên thế giới. Tiếp đến chương II với chủ đề “Việt Nam - Đất nước của những di sản thế giới” giới thiệu những nét tinh túy của loại hình nghệ thuật truyền thống được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể. Cuối cùng, chương III “Hạ Long - Việt Nam - Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới” hiện ra với vẻ đẹp bất tận và vô giá cùng những lời cam kết sau khi được vinh dự nhận danh hiệu cao quý trên, Quảng Ninh sẽ kết hợp tốt giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường để tạo ra nền du lịch bền vững.

Bên cạnh đó, Bộ VH,TT&DL cũng gửi văn bản tới Đài Truyền hình Việt Nam đề nghị truyền hình trực tiếp buổi lễ công bố trên. Bộ cũng dự kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hà Nội cùng người dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế sẽ tham dự sự kiện lớn này. Chính vì vậy, Bộ đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam tạo điều kiện để thực hiện truyền hình trực tiếp buổi lễ nhằm đưa chương trình đến với đông đảo người dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế coi đây như một sự kiện lớn nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia.

Trong số 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới vừa công bố, bao gồm: Rừng Amazon (Nam Mỹ), Vịnh Hạ Long (Việt Nam), Thác Iguazu (Achentina, Brazil), Đảo Jeju (Hàn Quốc), Công viên Komodo (Indonesia), Sông ngầm Puerto Princesa (Philippines) và Núi Bàn (Nam Phi), hiện có 5 kỳ quan đã được Tổ chức New7Wonders (N7W) chính thức đưa ra thời gian cụ thể và quy mô tổ chức buổi lễ đón nhận danh hiệu. Còn lại 2 kỳ quan của Indonesia và Nam Phi vẫn đang trong quá trình đối soát, chuẩn bị. Theo lịch, lễ đón nhận danh hiệu sông ngầm Puerto Princesa tại Philippines sẽ được tổ chức vào ngày 21-4 ở Thủ đô Manila và ngày 22-4 tại thành phố sở hữu sông ngầm này. Kỳ quan rừng Amazon sẽ đón nhận danh hiệu tại đây vào ngày 17-5 và ngày 21-5 tại Thủ đô Lima. Trong hai ngày 25 và 26-5, lễ đón nhận danh hiệu kỳ quan thác Iguazu sẽ diễn ra tại Brazil và Argentina. Còn đảo Komodo thuộc Indonesia, núi Table của Nam Phi và đảo Jeju của Hàn Quốc sẽ lần lượt được công nhận trong thời gian cuối năm. Ngày 27-5, N7W sẽ tổ chức kỳ họp Đại hội đồng lần thứ nhất tại Argentina để các quốc gia có kỳ quan cùng thảo luận về chiến lược phát triển, maketing và bảo tồn cho 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
Xem thêm →

Ghi nhận thiệt hại đầu tiên do bão số 1 ở các tỉnh, thành Nam bộ

0 comments
Bão số 1 đã gây ra các thiện hại đầu tiên, khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bão số 1 bao gồm từ phía nam tỉnh Bình Thuận đến Bà Rịa – Vũng Tàu và Bến Tre. Ban biên tập xin gửi đến bạn đọc những ghi nhận của nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ.

Bão số 1 thành áp thấp nhiệt đới đang gây ra mưa to ở các tỉnh, thành Nam bộ. Từ trưa 1-4, gió thổi mạnh lên ở các địa phương ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại TP.HCM, phà Bình Khánh tạm ngưng hoạt động.


Phó bí thư thành ủy Nguyễn Văn Đua trực chiến chỉ đạo phòng chống bão tại UBND huyện Cần Giờ, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng


Mặc mưa to kèm gió lớn tại thị xã Bà Rịa, hai người đàn ông này dọn sạp hàng tránh bão - Ảnh: Tiến Thành

PV Tuổi Trẻ ghi nhận tình hình tại Vũng Tàu và Cần Giờ (TP.HCM).

Dọc đường đi, chúng tôi cảm nhận được sức gió ngày càng mạnh, thổi quất vào người không thể đi được. Những hàng cây dọc hai bên đường ven biển bị gió đánh tơi tả, nhiều cành rơi xuống đường. Một số vật dụng như: mái hiên di động, bảng quảng cáo đã bị gió thổi bay, sập. Có khá nhiều ôtô du lịch cỡ lớn hối hả chở khách rời các khu du lịch về nhà.

Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tâm áp thấp nhiệt đới sẽ nằm ở xã Bình Châu, H.Xuyên Mộc. Chúng tôi cố gắng đến xã này nhưng vì gió quá lớn, không thể đi được nên đành trú bão tại trụ sở UBND thị trấn Phước Hải.


Gió to kèm mưa lớn khiến dây điện giăng mắc lòng đường Nguyễn Thanh Đằng, thị xã Bà Rịa chiều 1-4 - Ảnh: Tiến Thành

Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại lúc 13g ngày 1-4, bà Lê Kim Lựu, bí thư đảng ủy xã Bình Châu, H.Xuyên Mộc, cho biết bắt đầu từ hơn 12g, gió thổi mạnh dần lên làm bay nóc hai phòng học của ngôi trường tiểu học cấp 4 Nguyễn Thị Định. Ngoài ra, gió còn thổi tung nóc nhà của 10 hộ dân khác.
Tại thị trấn Phước Hải, ông Trần Văn Tài, chủ tịch UBND thị trấn, cho biết toàn thị trấn có chín điểm cho người dân tránh bão, gồm các trường học, trạm biên phòng, dinh thờ…


Ngư dân đưa đá ra ủ cá tại cảng cá Phước Tĩnh sáng 1-4 - Ảnh: Đông Hà

Đêm 31-3, chính quyền thị trấn đã đưa khoảng 300 người dân đến các điểm trên nhưng vào sáng 1-4, có một số người đã về nhà. Đến khoảng 12g, khi gió mạnh lên, nhiều bà con quay trở lại nơi trú ẩn. Chính quyền thị trấn đã bố trí và thuê năm chiếc xe khách để chở người dân đến nơi trú ẩn. Chính quyền thị trấn cũng cho xe chạy quanh các khu dân cư để đón người dân.


Bản thông báo phà Bình Khánh (Nhà Bè) ngừng hoạt động được dán ngay đường vào quầy vé lúc 15g ngày 1-4 - Ảnh: Sơn Lâm

Trước đó, vào sáng 1-4, có mặt tại cảng cá Phước Tĩnh, gió và sóng cũng rất mạnh. Trên các ghe cá neo đậu tại đây không có người. Tại cảng ở ấp Phước Tân, có khoảng 10 người đang chuyển đá ra ghe để phủ lên cá, chống ươn thối. Chủ ghe cho biết ghe vừa vô bờ nhưng vì trời dông bão phải ủ cá, chờ mai mốt chủ hàng đến lấy cá.


Một em nhỏ ăn cơm trưa do chính quyền phát miễn phí tại Trung tâm Văn hóa huyện Cần Giờ - Ảnh: Thuận Thắng

Vào khoảng 12g30 ngày 1-4, nhiều xã của các huyện Long Điền, Đất Đỏ và Xuyên Mộc đã bị cắt điện.

Trong khi đó, tại Vũng Tàu, gió và sóng biển mạnh dần lên nhưng không mạnh bằng các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Văn Trí, phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu, cảnh báo: “Chỉ khi bão suy yếu và vào đất liền mới suy giảm thành áp thấp nhiệt đới. Trong khi bão số 1 vẫn ở ngoài biển và ven biển thì rất nguy hiểm. Bà con và mọi người không nên chủ quan”.


Lực lượng thanh niên xung phong được tăng cường từ các quận phát cơm miễn phí cho bà con xã đảo Thạnh An vào đất liền tránh bão - Ảnh: Thuận Thắng

Cần Giờ: 2.300 dân rời nhà đi tránh bão

Từ sáng 1-4, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua đã có mặt tại trụ sở UBND huyện Cần Giờ trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão. Ông Nguyễn Văn Đua nhiều lần nhắc các đơn vị không được chủ quan và triển khai lực lượng xuống địa bàn tiếp tục giúp dân chống bão, vì người dân còn chủ quan thiếu kinh nghiệm chống bão.


Người dân neo thuyền tại bến Cầu Đò, huyện Cần Giờ, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

Đầu giờ chiều 1-4, các lực lượng bộ đội, dân quân, đơn vị cứu nạn cứu hộ, thanh niên xung phong tiếp tục mang nhiều bao cát, dây thừng xuống các khu vực ven biển như bến Cầu Đò, Cầu Đen, bãi tắm 30-4, chợ thị trấn huyện Cần Giờ và công viên huyện Cần Giờ để chằng lại nhà cửa, biển báo.
Đến chiều 1-4, đã có 2.295 người dân của hai xã và thị trấn ven biển huyện Cần Giờ là xã Thạnh An, xã Long Hòa, thị trấn Cần Thạnh đến nơi trú bão an toàn.


Một người đàn ông đang tìm cách neo thuyền khi sóng gió bắt đầu lớn đầu giờ chiều 1-4 - Ảnh: Thuận Thắng

Trong đó, 3 điểm tiếp nhận 1.545 người dân xã Thạnh An gồm: Trung tâm văn hóa huyện Cần Giờ: 670 người; nhà thiếu nhi huyện Cần Giờ: 665 người; Liên đoàn lao động huyện Cần Giờ: 210 người.
Tại xã đảo Thạnh An, phần lớn người dân đã được di dời vào nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa, nhà thi đấu của huyện… Tại đây chỉ còn lực lượng bộ đội, dân quân, cảnh sát và một số thanh niên khỏe mạnh ở lại để trông coi tài sản và tiếp tục che chắn nhà cửa, cầu cảng.

Ba điểm tiếp nhận 500 người dân thị trấn Cần Thạnh gồm: Trường THPT Cần Thạnh: 227 người; Trường tiểu học Cần Thạnh: 200 người, ngoài ra các trường mầm non và bệnh viện tiếp nhận 73 người.


Một chiếc thuyền bị gió thổi nghiêng khi đang di chuyển tránh bão - Ảnh: Thuận Thắng

Bốn điểm tiếp nhận 250 người dân xã Long Hòa gồm: Trường tiểu học Long Thạnh: 170 người; nhà văn hóa ấp Đông Hòa: 40 người; trường tiểu học Hòa Hiệp: 25 người; Đồn biên phòng 562: 15 người.

Số hàng cứu trợ trong và ngoài huyện Cần Giờ cũng đã được tập trung sẵn sàng hỗ trợ người dân chống bão với 700 thùng mì gói, 106 thùng mì ly, 1.300 bình nước uống loại 5 lít, 190 thùng nước loại 20 lít, 50 thùng xúc xích và 500 cái mền. Ngoài ra, ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ còn hỗ trợ người dân gần 7.000 phần ăn sáng, trưa, chiều trong ngày bão đổ vào.

Đến 16g cùng ngày, mưa to kèm theo gió giật mạnh vẫn kéo dài.

Tại trung tâm thị trấn huyện Cần Giờ, người dân đã không đi ra đường. Nhiều người ở các ngôi nhà yếu, lụp xụp và các gia đình sống ven biển được lực lượng chính quyền vận động đi lánh tại các trung tâm phòng tránh bão hoặc các nhà kiên cố.

Ở các bến, những chiếc thuyền cuối cùng đã được người dân di chuyển neo đậu vào nơi an toàn nhất có thể để sẵn sàng đón bão.

Theo tuoitre.vn
Xem thêm →

Bằng chứng tội ác tố cáo vi phạm nhân quyền của quân đội Hoa Kỳ

0 comments
Trước việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua “Dự luật Nhân quyền Việt Nam”, nước Mỹ tự cho mình phán quyết nhân quyền với các nước khác. BBT xin gửi đến bạn đọc những bằng chứng tố cáo Mỹ vi phạm nhân quyền đến mức nào, và ai là người lên án, phán quyết? Cộng đồng thế giới nghĩ gì về nhân quyền khi quân đội Mỹ gây ra bao đau thương cho nhiều dân tộc trên thế giới?

Tội ác của quân đội Hoa Kỳ

Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, quân đội Hoa Kỳ đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt để trở thành một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, tham gia nhiều cuộc chiến, trận đánh then chốt trong lịch sử chiến tranh, tuy vậy bên cạnh đó, quân đội Hoa Kỳ vẫn được nhiều người biết đến với những tội ác chiến tranh chống lại loài người, những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đã có nhiều chỉ trích, buộc tội cùng những chứng cứ cụ thể tố cáo tội ác của quân đội Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tranh cũng như những vi phạm nhân quyền đối với những nơi có sự hiện diện của họ. Cũng có thông tin cho rằng quân đội Hoa Kỳ đã tham gia thực hiện những thí nghiệm vô nhân đạo trên người tại Hoa Kỳ.

Bản đồ thể hiện sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên thế giới, năm 2007. Màu càng đậm nghĩa là ảnh hưởng quân sự Mỹ càng nhiều, màu càng nhạt thì sự ảnh hưởng ít hơn.

Tàn sát người da đỏ

Trong cuộc chiến tranh với người da đỏ, quân đội Hoa Kỳ bằng ưu thế về mọi mặt đã giành chiến thắng trước người da đỏ, chiếm lấy những mảnh đất màu mỡ, đày người da đỏ vào những vùng có điều kiện khó khăn. Nhiều quan điểm cho rằng đây không chỉ là một cuộc chiến mà còn là một cuộc diệt chủng quy mô.

Theo David Stannard trong tác phẩm tựa đề Tàn sát ở Mỹ thì cho rằng cuộc càn quét sát hại người bản địa qua nhiều chiến dịch của người châu Âu và các thế hệ sau (ý muốn nhấn mạnh người da trắng Hoa Kỳ mà quân đội của họ là trung tâm) là một hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại. Có nhiều quan điểm tán đồng và cho rằng đây là một kế hoạch diệt chủng. Trong những cuộc chiến tranh này, quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều cuộc tàn sát mà điển hình là cuộc tàn sát tại Wounded Knee (Wounded Knee Massacre). Theo Russell Thornton thì khoảng 45.000 người da đỏ bị giết (gấp đôi số người da trắng) – trong đó có nhiều đàn bà và trẻ em. Theo ước tính người da đỏ có vào khoảng 15 triệu khi người Tây phương bắt đầu xâm lược, chỉ còn lại chưa đầy 250 ngàn vào năm 1890

Tàn sát người da đỏ

Các hoạt động ở Nhật Bản và Triều Tiên

Bức ảnh nổi tiếng về Chiến tranh Triều Tiên năm 1951. Ảnh: History

Trong chiến tranh thế giới thứ II, đã có những cáo buộc về tội ác của quân đội Hoa Kỳ. Trong trận Okinawa, các nhà sử học Nhật Bản ước tính có trên 10 ngàn phụ nữ Nhật bị lính Mỹ cưỡng hiếp trong chiến dịch kéo dài 3 tháng này. Tờ New York Time thông báo khoảng 2000 dân thường trong 1 làng ở Katsuyama bị lính Mỹ giết và cưỡng hiếp. Tội ác đáng kể nhất của Hoa Kỳ là Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, theo lệnh của Tổng thống Harry Truman, Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên “Little Boy” đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó, số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng có những thông tin cho rằng đã có những vụ bắn giết của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến này, trong đó có vụ Thảm sát No Gun Ri (No Gun Ri Massacre) từng gây chấn động dư luận.

Nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

Quân đội Hoa Kỳ ném bom nguyên tử

Trong chiến tranh Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, có nhiều chứng cứ rõ ràng để chứng minh tội ác của quân đội Hoa Kỳ đó là những vụ thảm sát, tra tấn, ném bom, rải chất độc da cam…

Cuộc thảm sát Mỹ Lai do viên trung úy Peter Cage chỉ huy

Dựa trên các tài liệu của quân đội Mỹ, do một lực lượng đặc nhiệm của quân đội chịu trách nhiệm điều tra tội ác chiến tranh thu thập và giải mật, bài báo cho biết trong báo cáo gửi Bộ Tổng tham mưu quân đội, một trung tá Mỹ đã tố cáo các binh sĩ Lữ đoàn không vận 173 tra tấn những người bị bắt giữ ở miền Nam Việt Nam. Các nhà điều tra thuộc lực lượng đặc nhiệm trên đã phát hiện hàng loạt những vụ bạo hành của quân sĩ Mỹ, Trong các tài liệu này còn có báo cáo chi tiết về 142 vụ bắt giữ và ngược đãi tù nhân, trong đó có 127 trường hợp liên quan đến lữ đoàn 173. Tuy nhiên các giới chức lãnh đạo của Hoa Kỳ đã cố gắng che giấu các thông tin này. Tờ Los Angeles Times đã đăng bài viết tố cáo các chỉ huy quân đội Mỹ đã che giấu tội ác của cấp dưới trong chiến tranh ở Việt Nam và phần lớn các quân nhân phạm tội đã không bị trừng phạt, hoặc chỉ bị phạt rất nhẹ, trong khi người tố cáo lại bị ngược đãi.

Thảm sát Mỹ Lai

Cuộc thảm sát Mỹ Lai do viên trung úy Peter Cage chỉ huy

Một số thông tin khác liên quan đến tội ác của quân đội Hoa Kỳ khi giải mật hồ sơ các vụ thảm sát của quân đội này tại Việt Nam 9.000 trang tư liệu Hồ sơ cung cấp chi tiết về 320 vụ việc đã được cơ quan điều tra của quân đội Mỹ xác minh và có những bằng chứng cụ thể. Tuy vậy, hồ sơ này không nhắc tới tội ác ghê rợn nhất được biết đến dưới cái tên ” Thảm sát Mỹ Lai” – trong đó các binh lính Mỹ đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết 503 thường dân, trong đó đa số là phụ nữ, trẻ em và người già của làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Máy bay B52 của Mỹ ném bom rải thảm.

Cô bé 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc hoảng loạn chạy trốn bom Napan

Các vụ việc được chứng minh trong hồ sơ có thể kể đến: 7 vụ thảm sát từ 1967 đến 1971, trong đó có ít nhất 137 dân thường bị giết; 78 vụ tấn công khác nhau vào những người không tham chiến, trong đó ít nhất 57 người bị giết, 56 người bị thương và 15 vụ cưỡng hiếp; 141 vụ tra tấn những người tình nghi hoặc tù binh chiến tranh.

Biệt kích Hoa Kỳ đang "khoe" thủ cấp chặt được của binh sĩ Quân Giải phóng.

Các nhà điều tra đã xác định được bằng chứng chống lại 203 lính Mỹ bị cáo buộc giết hại dân thường Việt Nam hoặc tù binh. 57 người trong số họ đã bị đưa ra tòa án quân sự và 22 người đã bị kết án. 14 người đã nhận án từ 6 tháng đến 20 năm nhưng hầu hết đều được giảm án đáng kể trong phiên phúc thẩm. Nhiều vụ việc khác đã bị đóng lại vô thời hạn.

Ngoài 320 vụ việc được xác minh, hồ sơ còn có những tài liệu có liên quan đến hơn 500 hành động tàn ác mà các điều tra viên chưa thể chứng minh hoặc không được quan tâm đến.

Hình ảnh một số trẻ em VN bị hậu quả chất độc màu da cam

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng bức xúc phát biểu: “Vì Mỹ mà đất nước chúng tôi bị chia cắt làm đôi, đồng bào miền Nam chúng tôi đang lâm vào tình cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng. Vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam có những tòa án phát xít, những luật lệ bạo ngược, những máy chém lưu động giết người khắp thành thị và thôn quê, có những trại giam khổng lồ, giam cầm và tra tấn hàng chục vạn người, giết chết hàng vạn người yêu hòa bình và yêu Tổ quốc. Vì Mỹ mà có những sư đoàn, binh lính với máy bay, xe tăng và đại pháo Mỹ đi càn quét liên miên, giết hại thường dân, đốt phá làng mạc. Nói tóm lại vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam biến thành địa ngục trần gian”.

Mỹ từng sử dụng chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam. -Ảnh: BBC

Song song với các cuộc tấn công, quân đội Mỹ còn sử dụng máy bay ném bom trên nhiều địa phương tại Việt Nam mà đỉnh cao là Chiến dịch Linebacker II, theo ước tính của phương Tây, đã có 1.624 thường dân thiệt mạng trong chiến dịch này. Ngoài việc tiến hành các cuộc thảm sát, tra tấn và bắn giết, quân đội Hoa Kỳ còn gây tội ác khi rải chất độc da cam lên Việt Nam. Tổng lượng chất da cam dioxin có trong số chất diệt cỏ nói trên ít nhất là 366 kg. Theo các nhà khoa học, do công nghệ sản xuất 2,4,5 T trong những năm 60 còn lạc hậu, mặt khác để tăng sản lượng chất diệt cỏ, một số công ty hóa chất Mỹ đã nâng nhiệt độ của công nghệ sản xuất, nên lượng dioxin có thể là 600-680 kg. Trong khi đó, chỉ cần một vài phần tỷ gam dioxin đã có thể gây ung thư, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh ở động vật thực nghiệm. Từ năm 1962 đến 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ rải chất da cam/dioxin trên diện tích 2.631.297 ha (trong đó, có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần; 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần; có 25.585 thôn bản bị rải chất da cam/dioxin).

Những đứa trẻ bị dị tật vì chất độc màu da cam

Ngày nay vẫn có những đứa trẻ ra đời với những dị tật bẩm sinh cả về thể xác lẫn trí tuệ. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư của chúng rất cao.

Cơ quan Lưu trữ Hồ sơ và Tài liệu Quốc gia (NARA) của Hoa Kỳ đã miêu tả khoảng 320 hành động tàn bạo – không tính thảm sát Mỹ Lai năm 1968 – của quân đội Mỹ, được phát hiện bởi những nhân viên điều tra trong quân đội.

Không kích Nam Tư

Trong cuộc không kích ở Nam Tư năm 1999, Mỹ đã dẫn đầu khối NATO ném bom tàn phá Nam Tư, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thường dân.

Mỹ ném bom Belgrade năm 1999

Tính chung, NATO và quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện 35.000 chuyến bay ném bom, huy động gần 1.000 máy bay và trực thăng các loại, ném xuống Nam Tư 79.000 tấn thuốc nổ (trong đó có tổng cộng 37.400 quả bom chùm, loại phương tiện chiến tranh bị các công ước quốc tế ngăn cấm). Tổng số thiệt hại đối với các cơ sở công nghiệp, giao thông vận tải và dân sự của Nam Tư theo các đánh giá của báo chí Việt Nam dao động từ 60 đến 100 tỉ USD. Ước tính có gần 2.500 dân thường bị thiệt mạng (trong đó có 89 trẻ em), chưa kể gần 12.500 người bị thương.

Ông Koštunica đã từng lên án Mỹ

Ông Vojislav Koštunica đã lên án việc NATO ném bom vào Nam Tư năm 1999 và cho rằng đây là một hành động “vô nghĩa, vô trách nhiệm và là một tội ác tày trời”. và cũng không ngừng chỉ trích Mỹ khi can thiệp vào nội bộ của Serbia đặc biệt là trong vấn đề Kosovo, chỉ trích Mỹ là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng tại vùng Bancăng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.[18] Đặc biệt, ông đã có những lời buộc tội nước Mỹ.

Các hoạt động tại Iraq và Afghanistan

Trong cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, quân đội Hoa Kỳ cũng bị đưa tin là đã gây nhiều tội ác đối với thường dân nước này, nhiều vụ thảm sát thường dân được báo chí đăng tải. Điển hình là vụ ngày 19/11/2005, với 24 người ở Iraq. Hay nhiều vụ giết hại thường dân một cách tàn nhẫn đã bị phanh phui, trong đó có những vụ giết hại thường dân Afghanistan. Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy trong các chiến dịch, quân đội Hoa Kỳ cũng đã giết nhầm dân thường.

Mỹ ném bom giết chết nhiều thường dân, đặc biệt là trẻ em ở Irac

Mỹ ném bom giết chết nhiều thường dân, đặc biệt là trẻ em ở Irac
Tra tấn tù nhân

Bên cạnh đó, nhiều tội ác của quân đội Hoa Kỳ cũng được đề cập đến xung quanh các vấn đề về các nhà tù bí mật như Abu Graib hay Guantanamo, tại nơi đây, lính Mỹ đã thực hiện việc tra tấn và đối xử dã man với các tù nhân.

Một lính Mỹ tên Charles Graner đang tra tấn tù nhân

Vào năm 2004, tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch ngày 7 tháng 3 năm 2004, đã công bố báo cáo chỉ trích Hoa Kỳ nặng nề trong việc vi phạm quyền của người Afghanistan, trong đó có việc người Mỹ ngược đãi tù nhân, sử dụng vũ lực quá độ trong việc bắt giữ một số người Afghanistan, là nguyên nhân gây ra những cái chết và thương tích trong thường dân. Báo cáo dài 59 trang này được thực hiện trên các nghiên cứu tại Afghanistan và Pakistan trong năm 2003, đầu năm 2004. Báo cáo còn cho biết những tù nhân được trả tự do cho biết họ bị đánh đập nhiều lần, dội nước lạnh, quỳ gối trong những tư thế gây đau đớn trong một thời gian dài.

Tra tấn tù nhân

Năm 2006, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã từng công bố bản báo cáo dày 54 trang lên án Mỹ đã vi phạm Công ước quốc tế về nhân quyền đối với các tù nhân bị giam giữ tại Guantanamo, bản báo cáo do 5 điều tra viên thực hiện sau 6 tháng tiếp nhận các cựu tù nhân ở Guantanamo và thu thập thông tin từ các luật sư và một số cơ quan của Mỹ (Mỹ không cho phép phỏng vấn riêng các nghi can đang bị giam giữ tại đây) theo đó, tù nhân tại đây bị đánh đập, bị tra tấn và ngược đãi, lính Mỹ đã bơm thức ăn qua đường mũi cho những tù nhân tuyệt thực, lột hết quần áo rồi đẩy họ vào những nơi thật lạnh hoặc xua chó dữ hăm doạ. Cũng theo bản báo cáo, hơn 500 tù nhân đã bị giam giữ không xét xử ở đây suốt 4 năm qua, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, mà không hề đưa ra tòa án xét xử.

Lynndie England đang tra tấn

Trước đó, Chương trình Dateline của Đài SBS (Úc) công bố những hình ảnh mới về việc lính Mỹ tại nhà tù Abu Ghraib ngược đãi tù nhân Iraq vào ngày 15/2/2006, đài SBS đã công bố những hình ảnh về cảnh ngược đãi tù nhân tại một nhà tù tai tiếng khác của Mỹ – nhà tù Abu Ghraib. Trong một đoạn băng được phát sóng có cảnh các tù nhân Iraq bị làm nhục bằng cách phải phô những bộ phận kín ra trước máy quay, hay phải đập đầu vào tường. Những tấm ảnh được công bố còn cho thấy cả những xác chết; các tù nhân trần truồng trong những tư thế nhục hình, trong đó, có hai người bị xích cùng nhau. Ngoài ra là cảnh lính Mỹ tra tấn tù nhân Iraq.

Tội ác ghê tởm của binh lính Mỹ
Xâm hại tình dục

Ngoài việc giết chóc, ném bom, tra tấn, cũng có nhiều chỉ trích về binh sĩ của Mỹ tại những nơi họ đóng quân với những vụ cưỡng hiếp người bản địa (bao gồm trẻ em) như ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Afghanistan, Iraq… và cũng có những cáo buộc cho thấy binh sĩ của Mỹ có lạm dụng tình dục trẻ em ở một số nơi trên thế giới. Đặc biệt là có cáo buộc về việc xâm hại tình dục đối với các tù nhân. Tờ Daily Telegraph của Anh đã từng cho biết đã có những bức ảnh cho thấy tình trạng lạm dụng tình dục và tra tấn các tù nhân Iraq của binh lính Mỹ, Tờ Daily Telegraph cho biết, họ có những bức ảnh ghi lại cảnh một binh lính Mỹ công khai hãm hiếp một nữ tù nhân Iraq, trong khi một bức ảnh khác ghi lại cảnh một nam biên dịch viên hãm hiếp một tù nhân nam khác. Không những hãm hiếp và xâm phạm tình dục đối với người dân bản xứ, lính Mỹ thậm chí còn hãm hiếp lẫn nhau.

Theo bạn, nước Mỹ có tôn trọng nhân quyền không?

Nguồn: wiki
Xem thêm →

Tin Tức