Nguyễn Tấn Dũng

Những quyết sách đi vào lòng dân của Thủ tướng

Quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu; tăng lương đối với cán bộ y tế tuyến dưới; giáo viên, cán bộ quản lý công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn ưu đãi… Xem thêm...

Vịnh Hạ Long

Những hình ảnh hiếm của Tổng thống Hugo Chavez ở Việt Nam

Trong những năm tháng làm lãnh đạo Venezuela, cố Tổng thống Hugo Chavez đã có chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006.Xem thêm..

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt thành viên Chính phủ qua các thời kỳ

Nhân dịp Xuân mới Quý Tỵ 2013, chiều 23/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt thân mật nguyên lãnh đạo Chính phủ. Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Campuchia

Chiều 2/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thủ đô Phnom PenhXem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020Xem thêm...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch sân golf

0 comments
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sân golf theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009.


Sau hơn 2 năm thực hiện quy hoạch đã có 29 sân golf đưa vào khai thác, sử dụng trong số 90 sân golf nằm trong quy hoạch được duyệt. Các sân golf đang hoạt động đã góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng tăng dịch vụ, thu hút khách du lịch, tạo việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước, bảo đảm phát triển hiệu quả và bền vững.

Bên cạnh những mặt tích cực, việc thực hiện quy hoạch sân golf đã được phê duyệt còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém; một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ quy định tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg, hiện tượng đầu tư không đúng với quy hoạch, chậm tiến độ, làm cho dư luận, nhất là nhân dân địa phương có sân golf chưa thật sự yên tâm. Việc làm cho người lao động tại các địa phương chuyển đổi đất sang làm sân gofl chưa đạt được kết quả như mong đợi...



Đưa ra khỏi quy hoạch những dự án sân golf đã có trong quy hoạch nhưng không triển khai

Bởi vậy, tại Chỉ thị 11/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sân golf, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương trong kiểm tra, thẩm định, cấp phép, bảo đảm thực hiện đúng quy hoạch và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, điều kiện hình thành dự án sân golf.

Đối với các dự án sân golf đã có trong quy hoạch nhưng không triển khai thực hiện hoặc chuyển sang địa điểm khác thì UBND cấp tỉnh phải có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ đưa ra khỏi quy hoạch hoặc điều chuyển địa điểm.

Đối với các dự án sân golf đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước thời điểm ban hành Quyết định số 1946/QĐ-TTg, nếu đủ điều kiện và tuân thủ theo đúng các quy định của Chỉ thị này thì UBND tỉnh lập hồ sơ đề nghị bổ sung vào quy hoạch, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng cũng yêu cầu đối với các dự án mới, các địa phương phải tính toán kỹ về sự cần thiết, hiệu quả đầu tư và căn cứ quy định về tiêu chí, điều kiện hình thành tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg và các yêu cầu tại Chỉ thị này, lập hồ sơ đề nghị bổ sung vào quy hoạch, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Không sử dụng đất lúa, đất màu, đất trồng rừng phòng hộ để xây sân golf

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng sân golf theo đúng quy hoạch được phê duyệt và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng và hoạt động của các dự án sân golf trên địa bàn.
Đồng thời, thực hiện dân chủ, công khai trong quá trình thực hiện quy hoạch; công bố và khẳng định rõ các dự án sân golf không sử dụng đất lúa (kể cả đất lúa một vụ năng suất thấp), đất màu, đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị để xây dựng sân golf.

Cùng với đó, không được sử dụng đất đã cấp cho việc xây dựng sân golf để xây nhà, biệt thự để bán, chuyển nhượng hoặc sử dụng vào mục đích khác; xây dựng sân golf chủ yếu ở các khu vực có tiềm năng du lịch cao, tại các vùng đất cát hoang hóa ven biển, đất đồi núi trọc, đất hoang hóa; diện tích đất làm sân golf phải nằm trong quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm sân golf phải được giám sát, kiểm tra chặt chẽ, bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư nếu nhà đầu tư triển khai chậm, không hiệu quả

Thủ tướng yêu cầu UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án sân golf theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ đã cam kết và tuân thủ chặt chẽ các quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, các quy định pháp luật về đất đai, môi trường, lao động.

Đồng thời, kiên quyết thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định đầu tư nếu nhà đầu tư dự án sân golf vi phạm về tiến độ đăng ký, triển khai chậm và không hiệu quả; xử lý theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường nếu vi phạm về môi trường.

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, thành phố lớn, các khu di tích lịch sử trọng điểm, UBND cấp tỉnh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xem xét nhu cầu phát triển dịch vụ công, tiêu chí xây dựng sân golf và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để nghiên cứu quy hoạch sân golf công cộng phục vụ lợi ích cộng đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các địa phương rà soát, tính toán kỹ về sự cần thiết, nhu cầu, số lượng sân golf đến năm 2020 để đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch, bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong từng thời kỳ.

Các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các địa phương thực hiện theo đúng quy hoạch sân golf đến năm 2020.
Xem thêm →

Cải cách thủ tục hành chính, bước đột phá của Việt Nam

0 comments

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa được tổ chức tại Thủ đô Paris, Pháp từ ngày 11-13/4. Nội dung của hội nghị tập trung vào vấn đề cải cách thể chế kinh tế với khẩu hiệu “Chính sách tốt hơn cho cuộc sống tươi đẹp hơn” (Better policies for better lives). Đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ, dẫn đầu tham dự hội nghị với tư cách Quan sát viên.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) gồm 35 thành viên, được thành lập từ năm 1961, với mục tiêu ban đầu là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp.



Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường, đặc biệt trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển cải cách thể chế và thủ tục hành chính. Trong đó, Việt Nam được OECD đặc biệt quan tâm, nhất là từ khi Việt Nam triển khai giai đoạn hai của Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính. OECD đã đóng góp nhiều khuyến nghị mang tính chất xây dựng cho Việt Nam và Việt Nam cũng đã tiếp thu những khuyến nghị này để triển khai trong quá trình thực hiện Đề án 30 và thực hiện sau Đề án 30. Tại hội nghị lần này, Việt Nam là 1 trong 3 nước Đông Nam Á, cùng với Malaysia và Indonesia, được OECD mời tham dự với tư cách Quan sát viên.

Nói về mục đích tham dự hội nghị, ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ, Trưởng đoàn đại biểu của Việt Nam, cho biết: “Tại hội nghị, đoàn của chúng ta quan tâm nhất là những kinh nghiệm về nội dung cải cách thể chế của một số nước được báo cáo tại hội nghị. Chúng ta lắng nghe và chúng ta thấy có những vấn đề gì có thể áp dụng được ở Việt Nam, thì chúng ta nghiên cứu và về báo cáo Chính phủ để có thể vận dụng và áp dụng vào tình hình thực tế ở Việt Nam”.

Nhận thức được vai trò của cải cách hành chính trong phát triển kinh tế, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần nhấn mạnh cải cách thủ tục hành chính là một trong những khâu đột phá để phát triển kinh tế đất nước. Cuối năm 2007, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính. Sau gần 3 năm tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống thủ tục hành chính, từ giữa năm 2010, Chính phủ đã chuyển sang giai đoạn thực thi cải cách thủ tục hành chính. Theo đó, Chính phủ đã ban hành 25 nghị quyết và giao cho các Bộ, ngành tiến hành sửa đổi văn bản pháp luật có liên quan để đơn giản hóa 4.800 trên tổng số 5.700 thủ tục hành chính. Ngày 6/1/2011, Chính phủ đã thành lập Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, trực thuộc Văn phòng Chính phủ, với chức năng kiểm soát các thủ tục hành chính và tổ chức thực thi 25 nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Việc thực hiện 25 nghị quyết của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính đã tạo tiếng vang lớn. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện tích cực, Việt Nam đã đơn giản hóa được hơn 3.000 thủ tục, chiếm 68% trong tổng số 4.800 thủ tục hành chính cần được đơn giản hóa.

Với những kết quả ấn tượng trong việc cải cách thủ tục hành chính, đoàn Việt Nam đã được OECD mời tham dự hội nghị. Đồng thời, ngoài hội nghị chính thức diễn ra trong hai ngày, đoàn Việt Nam còn có buổi làm việc riêng với Ban Cải cách thể chế của OECD, với sự tham dự của đầy đủ các thành viên của ban này, để nghe đoàn Việt Nam thuyết trình và trao đổi một số vấn đề về cải cách thể chế và thủ tục hành chính. Ban Cải cách thể chế của OECD cũng hứa sẽ hỗ trợ Việt Nam về đào tạo kỹ thuật, nhân lực và trao đổi kinh nghiệm trong cải cách hành chính.

Đồng thời, bên lề hội nghị, đoàn Việt Nam cũng đã có các buổi trao đổi trực tiếp với Chủ tịch hội nghị, Tổng thư ký và Trưởng Ban Cải cách thể chế của OECD. Ông Nguyễn Văn Lâm đã không giấu được niềm vui khi chia sẻ: “Tại các buổi làm việc, chúng tôi rất phấn khởi là các nhà lãnh đạo OECD cũng như những cán bộ có trách nhiệm của OECD đánh giá công cuộc cải cách hành chính của Việt Nam, đặc biệt là đợt cải cách thủ tục hành chính từ năm 2007 cho đến nay, họ đánh giá rất tốt, họ có những cái nhìn rất là thiện cảm về công cuộc cải cách thủ tục hành chính của chúng ta. Cụ thể là ngày hôm qua, ông Phó Tổng thư ký tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế khi dẫn đề hội nghị toàn thể của 35 thành viên, đã khẳng định những kết quả của các đợt cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam trong mấy năm vừa qua là tốt hơn những hô hào chống tham nhũng ở một số nước khác”.

Ngoài ra, đoàn Việt Nam cũng tiếp xúc với các đoàn đại biểu của Australia – nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên của OECD, Hà Lan, Pháp, Hàn Quốc, Malaysia, Ai Cập... Nhìn chung, đại biểu của các nước đều cho biết “rất ấn tượng” với kết quả cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam và hứa hẹn sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong việc cải cách thủ tục hành chính.

Ông Nguyễn Văn Lâm cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục xác định cải cách thể chế là một trong ba đột phá chiến lược nhằm đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới. Chính phủ sẽ thực hiện kế hoạch rà soát thủ tục hành chính trọng tâm hàng năm, với đối tượng là các nhóm thủ tục được ưu tiên lựa chọn trên cơ sở lấy ý kiến của người dân và doanh nghiệp. Ngày 05/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 263/QĐ-TTg về việc triển khai kế hoạch rà soát thủ tục hành chính trọng tâm năm 2012, nhằm tiếp tục gỡ bỏ những rào cản đối với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Đào Dũng – Thùy Vân
Xem thêm →

Gần 70% bệnh viện không xử lý nước thải

0 comments
Hơn 1000 bệnh viện lớn nhỏ tại Việt Nam mỗi ngày xả ra 150.000 m3 nước thải. Đáng lo ngại là tới 66% trong số chúng không được xử lý trước khi thải ra môi trường.


Tính đến năm 2010, Việt Nam có 1186 bệnh viện với 187.843 giường. Nguồn chất thải rắn từ hệ thống bệnh viện này lên tới 350-400 tấn/ngày, trong đó 40 tấn chất thải nguy hại.



Với nước thải, mỗi ngày các bệnh viện xả ra khoảng 150 nghìn m3. Nếu không được xử lý tốt, những thành phần nguy hại trong chất thải y tế như vi sinh vật gây bệnh, chất gây độc, gây ung thư có thể tạo ra nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Thế nhưng, hiện 66% bệnh viện tại Việt Nam chưa có hệ thống xử lý nước thải - Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết tại hội thảo “Giải pháp Công nghệ xử lý chất thải cho các Bệnh viện” tổ chức sáng 12-4 -2012 ở Hà Nội.

Còn với chất thải rắn, hầu hết bệnh viện xử lý còn thủ công, thô sơ: 67% bệnh viện xử lý bằng lò đốt, 32,2% xử lý bằng lò thủ công hoặc chôn lấp. Hầu hết trạm y tế cấp xã chưa có hệ thống xử lý rác thải, phải chôn lấp.

Chất thải rắn y tế nguy hại chiếm khoảng 10-25% gồm vật sắc nhọn, bệnh phẩm, chất thải hóa học bao, chất thải dược phẩm, chất thải phóng xạ...

Nước thải từ các cơ sở y tế gồm phát sinh từ hoạt động chăm sóc và sinh hoạt trong bệnh viện. Nó có thể chứa vi sinh vật, kim loại nặng, hóa chất độc, đồng vị phóng xạ... Lo ngại chủ yếu tập từ nguồn nước thải bệnh viện tập trung vào vi sinh vật gây bệnh đường ruột dễ dàng lây truyền qua nước.

Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể người. Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn kháng sinh và kháng hóa chất khử khuẩn có thể liên quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế không an toàn.

Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da, mà còn làm nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẫn. Thương tích do vật sắc nhọn là tai nạn thường gặp nhất trong cơ sở y tế.

Một khảo sát của Viện Y học lao động và môi trường năm 2006 cho thấy, 35% số nhân viên y tế bị thương tích do vật sắc nhọn trong vòng 6 tháng qua, và 70% trong số họ bị thương tích do vật sắc nhọn trong sự nghiệp. Tổn thương do vật sắc nhọn có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV. Việc tái chế hoặc xử lý không an toàn chất thải lây nhiễm, bao gồm cả nhựa và vật sắc nhọn sẽ gây tác động lâu dài tới sức khỏe cộng đồng.

Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải bệnh viện. Chúng có thể chứa vi sinh vật gây bệnh, thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang.

Một số dược phẩm nhất định, nếu xả thải mà không xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn nước cấp. Bên cạnh đó, việc xả thải bừa bãi chất thải lâm sàng, ví dụ xả chung chất thải lây nhiễm vào chất thải thông thường, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.

Không khí cũng sẽ bị ô nhiễm một khi phần lớn chất thải nguy hại được thiêu đốt trong điều kiện không đảm bảo. Việc đốt chất thải y tế đựng trong túi nilon PVC, cùng với những loại dược phẩm, có thể tạo ra khí axit, thường là HCl and SO2.

Trong quá trình đốt các dẫn xuất halogen (F, Cl,. Br, I..) ở nhiệt độ thấp, cũng sẽ tạo ra axit như hydrochloride (HCl). Điều đó dẫn đến nguy cơ tạo thành dioxins, một loại hóa chất vô cùng độc hại, ngay cả ở nồng độ thấp.

Các kim loại nặng, như thủy ngân, có thể phát thải theo khí lò đốt. Những nguy cơ này có thể tác động tới hệ sinh thái và sức khỏe con người trong dài hạn.

Trước thực trạng đáng lo ngại về rác thải y tế hiện nay, năm 2010 Bộ Y tế đã thành lập Cục Quản lý môi trường y tế chuyên trách về vấn đề này. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã phê duyệt Đề án xử lý chất thải y tế giai đoạn 2010-2015 và định hướng tới 2020 với phương châm dùng công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga cho hay, Ngân hàng thế giới (WB) vừa đồng ý cho Việt Nam vay 150 triệu USD để xử lý chất thải y tế, trong đó có 140 triệu USD dành cho đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, 10 triệu USD còn lại để xây dựng chính sách, hệ thống quan trắc và các vấn đề liên quan khác.

Nắm bắt được nhu cầu rất lớn và cấp thiết của Việt Nam về vấn đề này, một cuộc Hội thảo chuyên về xử lý chất thải y tế với chủ đề “Bảo vệ Môi trường và Sức khỏe” vừa được tổ chức ngày 12-4 vừa qua.

Hội thảo do Đại sứ quán Pháp và Cơ quan thương mại Pháp UBIFRANCE Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm giới thiệu công nghệ và thành tựu nghiên cứu mới nhất tại châu Âu trong lĩnh vực quản lý rác thải bệnh viện.

Công ty APB Environnement giới thiệu ứng dụng thực tiễn từ các dự án thực hiện cùng đối tác của mình là EAU PURE, ECODAS và ISEA. APB Environnement cũng giới thiệu những giải pháp phù hợp với chính sách phát triển bền vững, vừa hạn chế thải carbon vào môi trường vì không cần thu gom và vận chuyển, vừa đảm bảo bảo vệ sức khỏe người dân và thân thiện với môi trường.

Hai nhà khoa học thuộc Viện Pasteur Paris cũng đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực dùng công nghệ vi sinh để xử lý nước thải tại Pháp.

Hội thảo nhận được sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia Y tế và chuyên gia về bảo vệ môi trường.

Việt Hùng

Xem thêm →

Lập Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực

0 comments

Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2011 – 2015 vừa được Chính phủ thành lập gồm 15 thành viên do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Chủ tịch Hội đồng.

Hội đồng là tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ tư vấn giúp Thủ tướng chỉ đạo đánh giá, tổng kết về sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực GD-ĐT, dạy nghề và phát triển nhân lực; chỉ đạo soạn thảo và triển khai các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Dạy nghề, các chiến lược phát triển giáo dục, dạy nghề, chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. Đồng thời, nghiên cứu, tư vấn, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng trong việc chỉ đạo, điều hành, quyết định các chính sách, biện pháp quan trọng phát triển GD-ĐT, dạy nghề và nhân lực...

* Tại buổi gặp mặt báo chí chiều 10-1 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, trọng tâm của ngành GD-ĐT trong năm 2012 là chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, đào tạo liên kết, đào tạo liên thông.

Đồng thời, tập trung thanh tra thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sau đại học, thi tuyển sinh ĐH-CĐ, thanh tra việc cam kết thành lập trường, các điều kiện  bảo đảm chất lượng giáo dục, liên kết đào tạo; thanh tra các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài.

Ph.Thảo
Xem thêm →

Tập trung phát triển nhà ở xã hội cho người nghèo

0 comments

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo như trên tại hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 ngành xây dựng do Bộ Xây dựng tổ chức sáng 6-1.

Tại hội nghị, bên cạnh ghi nhận những kết quả đạt được,  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  yêu cầu Bộ Xây dựng có biện pháp khắc phục những hạn chế, bất cập trong thời gian qua. Trước mắt, toàn ngành cần rà soát, hoàn thiện thể chế về quy hoạch, tiến hành quy hoạch chi tiết phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương; nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước trong việc kiểm tra, thẩm định, cho phép đầu tư, rà soát, phân loại các dự án đầu tư. Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo ngành xây dựng cần tiếp tục tập trung phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng khó khăn, người nghèo, nhất là trên địa bàn các TP lớn, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành xây dựng.

* Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm đồng chủ trì hội nghị liên tịch thường niên, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa hai cơ quan và xác định trọng tâm phối hợp công tác năm 2012.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Huỳnh Đảm nhấn mạnh trong năm 2012, Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cần phát huy những thành quả đã đạt được trong năm 2011, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phối hợp trong việc huy động sức mạnh toàn dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc...

B.T.Q
Xem thêm →

Tin Tức