Nguyễn Tấn Dũng

Những quyết sách đi vào lòng dân của Thủ tướng

Quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu; tăng lương đối với cán bộ y tế tuyến dưới; giáo viên, cán bộ quản lý công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn ưu đãi… Xem thêm...

Vịnh Hạ Long

Những hình ảnh hiếm của Tổng thống Hugo Chavez ở Việt Nam

Trong những năm tháng làm lãnh đạo Venezuela, cố Tổng thống Hugo Chavez đã có chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006.Xem thêm..

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt thành viên Chính phủ qua các thời kỳ

Nhân dịp Xuân mới Quý Tỵ 2013, chiều 23/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt thân mật nguyên lãnh đạo Chính phủ. Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Campuchia

Chiều 2/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thủ đô Phnom PenhXem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020Xem thêm...

Đưa Thái Nguyên trở thành một cực tăng trưởng phía Bắc

0 comments

Chủ trương của Chính phủ là tạo mọi điều kiện để Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, một cực tăng trưởng ở phía Bắc thủ đô Hà Nội.

Sáng 25/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Nguyên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực, phấn đấu cũng như những kết quả toàn diện mà Thái Nguyên đạt được trong năm 2012 vừa qua và những tháng đầu năm 2013.
Năm 2012, Thái Nguyên đã đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,2%; giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế đạt gần 40.000 tỷ đồng; sản lượng lương thực có hạt đạt 446.000 tấn; tạo việc làm mới cho 22.600 lao động, bằng 141,3% kế hoạch; giảm được 2,93% hộ nghèo, tương đương gần 7.600 hộ thoát nghèo.
Hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ trên địa bàn đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội; sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, trong đó cây chè được quan tâm đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng (hiện toàn tỉnh có trên 18.500 ha chè), đang được khẳng định là cây mũi nhọn trong xóa đói, giảm nghèo và làm giàu của bà con nông dân trong tỉnh.
Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển. Việc lập, triển khai các quy hoạch, xây dựng các công trình trọng điểm, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được đẩy mạnh. Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, phát triển ngành, lĩnh vực đều gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Các chỉ tiêu văn hóa, xã hội đều đạt và vượt mục tiêu kế hoạch.
Bên cạnh việc khẳng định những ưu điểm, kết quả đạt được, Thủ tướng cho rằng Thái Nguyên phải thấy rõ những hạn chế cần tập trung khắc phục, trong đó hạn chế lớn nhất là cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải; quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân theo đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao,…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý một trong những vấn đề Thái Nguyên cần tập trung khắc phục là hạn chế về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý một trong những vấn đề Thái Nguyên cần tập trung khắc phục là hạn chế về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết được xác định là địa phương có vị trí địa chính trị kinh tế quan trọng đối với vùng trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước, chủ trương của Chính phủ là tạo mọi điều kiện để Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, một cực tăng trưởng ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội.
Với tinh thần như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, Thái Nguyên cần ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương để phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng tới tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp.
Trong nông nghiệp, tỉnh cần hết sức chú ý tới phát triển những cây công nghiệp có lợi thế, đặc biệt là cây chè, phát triển nông nghiệp phải gắn liền với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong phát triển công nghiệp, cần hết sức quan tâm đến cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính; chú trọng thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng lưu ý Thái Nguyên cần đặc biệt quan tâm đến xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn đi liên với thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững.
Thủ tướng và đoàn công tác Chính phủ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Đại đội thanh niên xung phong 915 đã anh dũng hy sinh tại Lưu Xá. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng và đoàn công tác Chính phủ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Đại đội thanh niên xung phong 915 đã anh dũng hy sinh tại Lưu Xá. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh Thái Nguyên tiếp tục quan tâm thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; tăng cường quản lý, thu chi ngân sách nhà nước, đảm bảo cân đối thu chi; chú trọng thực hiện các chính sách phát triển y tế, văn hóa, xã hội;…
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương cũng xem xét, cho ý kiến cụ thể với các kiến nghị, đề xuất của Thái Nguyên, như: đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành phê duyệt dự án và bố trí kế hoạch vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo phần còn lại của quốc lộ 3 trên địa bàn tỉnh; cho Thái Nguyên được thực hiện cơ chế giữ lại thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn với thời gian 3 năm (2013 – 2015) để tập trung nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đề nghị Thủ tướng ủng hộ chủ trương nghiên cứu nâng cấp Dự án Tổ hợp Yên Bình thành mô hình Khu kinh tế Yên Bình với hạt nhân là Tổ hợp Yên Bình và cho phép đưa các dự án khu đô thị thông minh, khu nông nghiệp kỹ thuật cao vào danh mục các dự án trọng điểm quốc gia;…
*Sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác đã tới dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nhà tưởng niệm các thanh niên xung phong Đại đội 915 đã anh dũng hy sinh tại Lưu Xá,Thái Nguyên.
NH – NB (VGP)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khởi công xây dựng nhà máy Samsung thứ hai

0 comments

Hôm nay, 25/3/2013 tại Thái Nguyên, Tập đoàn Samsung đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao thứ 2 tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát lệnh khởi công công trình.
Tham dự buổi lễ còn có Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam, Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân, Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh , lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo Tập đoàn Samsung và Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của các doanh nghiệp Hàn Quốc và khẳng định sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng trong hợp tác đầu tư, kinh doanh thành công, lâu dài tại Việt Nam. Tiếp nối thành công của Tổ hợp công nghệ cao Samsung thứ nhất tại Bắc Ninh, việc xây dựng Tổ hợp công nghệ cao thứ 2 tại Thái Nguyên là một minh chứng sinh động hơn nữa cho mối quan hệ hợp tác đầy hiệu quả giữa hai nước Việt Nam, Hàn Quốc”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, dự án Tổ hợp công nghệ cao thứ 2 của Samsung có tổng vốn đầu tư 3,2 tỷ USD gồm: Nhà máy sản xuất, gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao, quy mô 2 tỷ USD; nhà máy sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp, quy mô 1,2 tỷ USD. Ngoài ra, các công ty con của Tập đoàn sẽ đầu tư thêm những nhà máy sản xuất các loại linh kiện điện và điện tử, phụ tùng các sản phẩm di động, điện tử viễn thông công nghệ cao… Trong tương lai, Tổ hợp này tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động, sẽ đóng góp khoảng trên 20 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam và góp phần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử tại khu vực phía Bắc.
Nhà máy mới của Samsung đặt tại Khu công nghiệp Yên Bình, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên với quy mô khoảng 100ha. Đây sẽ là nơi sản xuất các sản phẩm như máy ảnh, điện thoại di động và máy tính xách tay với công suất 10 – 15 triệu sản phẩm/tháng. Dự kiến tháng 11/2013, nhà máy này sẽ chính thức đi vào hoạt động và thu hút từ 20.000 – 30.000 lao động.
Ngày 25/3, tại Thái Nguyên, Tập đoàn Samsung đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao thứ 2 ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD.
Ngày 25/3, tại Thái Nguyên, Tập đoàn Samsung đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao thứ 2 ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD.
Nhà máy đầu tiên của Samsung tại Việt Nam đặt tại Bắc Ninh với vốn đầu từ ban đầu là 670 triệu USD (hiện nay đạt vốn đầu tư 1,5 tỷ USD), đã cho ra đời sản phẩm từ tháng 4/2009. Mỗi tháng Samsung Bắc Ninh sản xuất từ 13 – 15 triệu sản phẩm và hơn 90% là xuất khẩu, năm 2013 dự kiến sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu là 15 tỷ USD. Các sản phẩm nổi tiếng của Sammsung gần đây như Galaxy S2, Galaxy S3, Note2 đều đã được sản xuất tại Samsung Bắc Ninh.
Việc Samsung đầu tư 2 tỷ USD xây dựng nhà máy thứ 2 tại Việt Nam đã khẳng định sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện thoại di động lớn của Samsung trên thế giới, đồng thời tạo cơ hội để Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong khu vực.
(ICT)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không để ai lấn đất, chiếm chủ quyền trên biển

0 comments

Mục tiêu của Đảng, Nhà nước là không để nhen nhóm hình thành các thế lực thù địch, các tổ chức phản động gây mất trật tự an ninh; không để ai lấn đất, chiếm chủ quyền trên biển…
Ngày 24.3, tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh báo cáo: Trước những diễn biến phức tạp về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội khu vực và quốc tế, thanh niên Việt Nam luôn thể hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như và sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, cùng các chính sách của Nhà nước…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không để ai lấn đất, chiếm chủ quyền trên biển
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không để ai lấn đất, chiếm chủ quyền trên biển
Phát biểu tại buổi làm việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những nỗ lực và kết quả tích cực mà Đoàn Thanh niên đã đạt được. Thủ tướng đặc biệt lưu ý, trong bối cảnh mới, Đoàn cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động thanh niên – lực lượng rường cột, tương lai của đất nước, lực lượng hậu bị của Đảng về lòng yêu nước, yêu Tổ quốc, yêu dân tộc.
Thủ tướng chỉ rõ, chúng ta đang nỗ lực và đấu tranh quyết liệt để đảm bảo quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia. Mục tiêu của Đảng, Nhà nước là không để nhen nhóm hình thành các thế lực thù địch, các tổ chức phản động gây mất trật tự an ninh; không để ai lấn đất, chiếm chủ quyền trên biển…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư cũng xem xét, cho ý kiến cụ thể đối với các kiến nghị, đề xuất của T.Ư Đoàn như cho phép T.Ư Đoàn phối hợp với Ngân hàng CSXH Việt Nam xây dựng đề án thành lập quỹ hỗ trợ thanh niên nông thôn lập nghiệp để cho vay các dự án sản xuất, kinh doanh của các tổ hợp tác thanh niên…
Thủ tướng tặng hoa chúc mừng 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho anh Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn
Thủ tướng tặng hoa chúc mừng 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho anh Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn
* Cũng trong sáng qua, Thủ tướng Chính phủ đã có buổi gặp mặt và tuyên dương 10 gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2012. Thủ tướng Chính phủ mong muốn, các cá nhân được vinh danh sẽ tiếp tục phát huy và làm tốt hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu cao quý này. Theo Thủ tướng, đất nước đang trong tiến trình CNH-HĐH rất cần những tấm gương tiêu biểu. 10 gương mặt trẻ tiêu biểu – những điển hình trong các lĩnh vực học tập, sản xuất kinh doanh, lao động sáng tạo, quốc phòng, an ninh, thể thao, văn hóa… sẽ là những tấm gương để mỗi người nỗ lực phấn đấu cho bản thân mình tiến bộ, làm giàu cho mình và làm giàu cho đất nước.
(BDV)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý xây dựng mạng xã hội cho thanh niên

0 comments

Tại buổi làm việc với T.Ư Đoàn sáng 24-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ đã quyết định đồng ý đầu tư xây dựng mạng xã hội cho thanh niên.
Theo Thủ tướng, hiện nay có hơn 30% dân số VN sử dụng Internet, trong đó giới thường xuyên tiếp cận mạng Internet là thanh niên. Mặt khác, theo Thủ tướng, các nước phát triển cũng rất xem trọng mạng xã hội, do vậy việc xây dựng mạng xã hội của VN là cần thiết nên làm. Để xây dựng mạng này, Thủ tướng yêu cầu T.Ư Đoàn xem xét phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông nghiên cứu, lập đề án triển khai.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong buổi làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong buổi làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn
Đề xuất nhiều nội dung
Báo cáo trước Thủ tướng về tình hình thanh niên hiện nay, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh khẳng định đại bộ phận thanh niên ngày nay xác định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; có nhận thức đúng đắn, thái độ tích cực và sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Tuy nhiên, còn một bộ phận thanh niên có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, lệch lạc về giá trị đạo đức, sống thực dụng, ích kỷ, thiếu trách nhiệm, mắc vào tệ nạn xã hội. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm là áp lực lớn đối với thanh niên.
Thay mặt Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh đã đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số nội dung nhằm cụ thể hóa nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Ban chấp hành Trung ương Đoàn đã ký trước đó.
Theo đó, Đoàn đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành tạo cơ chế đặc biệt để Đoàn đảm bảo tiến độ thực hiện các chương trình, đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Đoàn đề xuất Thủ tướng giao cho Đoàn phối hợp với Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch lập đề án “Quy hoạch các khu di tích lịch sử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN VN, Đội TNTP Hồ Chí Minh”; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội VN xây dựng đề án thành lập “Quỹ hỗ trợ thanh niên nông thôn lập nghiệp”.
Ngoài ra, anh Vinh cũng đề xuất Thủ tướng có chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với các đơn vị báo chí của Đoàn, cấp kinh phí mua các ấn phẩm báo Đoàn, Hội, Đội cho các học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và lập đề án di dời trụ sở cơ quan T.Ư Đoàn.
Sẽ cấp báo Đoàn, Đội cho vùng sâu vùng xa
Thủ tướng khẳng định phong trào Đoàn thời gian qua đã thiết thực, sát với nhu cầu thực tế của cuộc sống, của thanh niên; chăm lo lợi ích chính đáng của thanh thiếu niên, đồng thời nâng cao uy tín, vai trò, vị trí của Đoàn, góp phần vào thành tựu chung của đất nước trên tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng đề nghị T.Ư Đoàn trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình cần tiếp tục thực hiện tốt hơn để đảm bảo đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội, chăm lo, mở rộng tăng cường mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho thanh thiếu niên, công tác xây dựng Đoàn, Đội, Hội làm nền tảng, nòng cốt cho phong trào.
Liên quan tới các đề xuất, kiến nghị, Thủ tướng đề nghị trong 10 trung tâm hướng nghiệp, giới thiệu việc làm thanh niên trên cả nước, T.Ư Đoàn phải vận hành tốt hai trung tâm đã hoàn thành (gồm TP.HCM và Thanh Hóa), từ nay đến năm 2014 tiếp tục xây dựng xong bốn trung tâm khác, bốn trung tâm còn lại tạm thời để sau.
Thủ tướng đồng ý cho T.Ư Đoàn phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các đảo thanh niên, đề án xây dựng trung tâm đào tạo lãnh đạo trẻ; đồng ý bố trí kinh phí cấp báo Đoàn, Đội cho học sinh vùng sâu, vùng xa; dự án thí điểm xây dựng cầu giao thông nông thôn, đề án Đoàn tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông…
Riêng quỹ hỗ trợ thanh niên nông thôn lập nghiệp, Thủ tướng đồng ý triển khai, tuy nhiên lưu ý T.Ư Đoàn cần nghiên cứu thêm sự cần thiết của quỹ, làm rõ đối tượng, mục đích để xây dựng cơ chế vận hành phù hợp.
Biểu dương 10 gương mặt trẻ tiêu biểu
Cùng ngày, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng đã gặp gỡ, trò chuyện cùng 10 cá nhân đạt giải thưởng 10 gương mặt trẻ VN tiêu biểu năm 2012. Thủ tướng chúc mừng, biểu dương những nỗ lực phấn đấu và kết quả đạt được của các cá nhân đạt giải, đồng thời khẳng định đây là danh hiệu cao quý, có uy tín và được đánh giá cao trong thanh niên, giới trẻ VN.
Thủ tướng đề nghị các gương mặt trẻ tiêu biểu phát huy năng lực, trách nhiệm để làm giàu, phát triển bản thân, đóng góp cho gia đình, địa phương và cho đất nước; góp phần vào việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(BTT)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với Trung ương Đoàn

0 comments

Thủ tướng nhấn mạnh cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động thanh niên về lòng yêu nước, yêu Tổ quốc.
Thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính phủ với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, sáng nay (24/3), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm đánh giá kết quả công tác đoàn, phong trào thanh thiếu nhi và công tác thanh niên trong năm vừa qua và 3 tháng đầu năm nay.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên và nhi đồng cả nước nhân kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu Trung ương Đoàn
Đánh giá cao, biểu dương kết quả hoạt động của các cấp bộ Đoàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hơn lúc nào hết Trung ương Đoàn cần đặc biệt quan tâm làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động thanh niên về lòng yêu nước, yêu Tổ quốc, dân tộc và chế độ; giáo dục trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, đất nước, dân tộc, trách nhiệm đối với gia đình và chính bản thân mình; tiếp tục thúc đẩy các phong trào cụ thể hóa 5 xung kích, 4 đồng hành đảm bảo tính năng động sáng tạo và đi đầu của thanh niên trong thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ Tổ quốc và lập thân, lập nghiệp; tập trung xây dựng Đoàn, Hội, Đội vững mạnh, tránh hình thức ngay từ cơ sở với chất lượng cả về ý chí, tinh thần, đạo đức và nhân cách; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cấp đoàn và các cấp chính quyền để cả hai bên hoạt động hiệu quả hơn…
Cũng trong sáng nay, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ 10 gương mặt trẻ tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2012 vừa được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ bình chọn.
Đây là danh hiệu cao quý của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- Thủ tướng nhấn mạnh như vậy và mong muốn các gương mặt trẻ tiêu biểu tiếp tục phấn đấu và hoàn thiện mình để xứng đáng với với danh hiệu được phong tặng, đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Thủ tướng cũng yêu cầu Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thiết thực này với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Xem thêm →

Quan hệ Việt Nam – Vương quốc Bỉ: Bước tiến dài về tương lai

0 comments

Bỉ là một trong những quốc gia sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong 40 năm qua (1973 – 2013), hai nước đã xây dựng mối quan hệ gần gũi ở mọi cấp, trong hợp tác phát triển, giáo dục, thương mại, đầu tư và văn hóa…

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam Angelet Bruno cho rằng hai nước có thể tự hào với những gì cùng đạt được cho đến nay, tuy nhiên, theo ông hai bên cần phấn đấu hơn nữa cho tương lại.
Sau khi kết chiến tranh Việt Nam kết thúc (năm 1975), Bỉ đã đưa đến Việt Nam những đầu máy xe lửa, góp phần tái thiết cơ sở hạ tầng đường sắt. Ngày nay, Bỉ hợp tác với Việt Nam trong vấn đề quản lý nước có liên quan đến biến đổi khí hậu, quản trị tốt, và xây dựng năng lực. Quốc gia này cũng đã dành 500 triệu euro cho các dự án ở các lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Bỉ đã cấp hơn 1.700 học bổng cho sinh viên Việt Nam. Nhiều chuyên gia từ Đại học Cần Thơ đã nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại các trường đại học về nông nghiệp của Bỉ.
Với nguồn viện trợ phát triển chính thức hàng năm trị giá 15 triệu euro, Bỉ là nhà tài trợ lớn thứ 6 của châu Âu cho Việt Nam. Về thương mại và đầu tư, giá trị thương mại tăng 70% giai đoạn 2003-2011 và thâm hụt thương mại ngày càng giảm, có thể nói quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Bỉ đang phát triển lành mạnh.
Một diễn biến quan trọng nữa là Việt Nam đã tiếp cận được cảng Antwerp (80% cà phê xuất khẩu sang châu Âu đi qua cảng này). Đây là ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp khác của Việt Nam đang tìm kiếm cách tiếp cận trực tiếp và hiệu quả vào thị trường châu Âu.
Đầu tư của Bỉ tại Việt Nam trong 40 năm qua cũng đóng góp một vai trò quan trọng. Dự án cảng Đình Vũ – liên doanh giữa doanh nghiệp của hai nước tại Hải Phòng – là một trong những ví dụ. Dự án này nằm trên diện tích 900 héc ta, trong đó phía Bỉ góp 70 triệu USD. Từ khi đưa vào sử dụng, cảng đã bốc xếp hơn 400.000 tấn hàng hóa và được coi là trạm trung chuyển hóa dầu của các tỉnh phía Bắc. Cảng đang trong quá trình mở rộng và tiếp tục thu hút những dự án quan trọng như dự án xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe của Bridgestone.
Các thỏa thuận giữa Việt Nam và Bỉ cũng là một phần quan trọng của quan hệ song phương. Một trong số đó là thỏa thuận giữa Việt Nam với đốc tác gồm 3 công ty công nghệ cao của Bỉ để cung cấp một vệ tinh nhỏ sẽ được phóng vào năm 2017. Một thỏa thuận quan trọng khác liên quan đến cung cấp máy gia tốc. Những thiết bị y tế tiên tiến này sẽ giúp các bệnh viện của Việt Nam điều trị và nghiên cứu ung thư tốt hơn thông qua y tế hạt nhân, như đang được thực hiện tại bệnh viện 108 Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Bỉ Angelet Bruno nhân dịp sang Việt Nam nhận nhiệm kỳ công tác mới ngày 27/11/2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Bỉ Angelet Bruno nhân dịp sang Việt Nam nhận nhiệm kỳ công tác mới ngày 27/11/2012
Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Báo điện tử Chính phủ mới đây, Đại sứ Bỉ tại Việt Nam, ông Angelet Bruno, đánh giá “hợp tác song phương đã tiến một bước dài” trong suốt bốn thập kỷ qua.
Đề cập đến những trụ cột hợp tác của hai nước hiện nay, Đại sứ cho biết hai bên đã nhất trí bố trí 25 triệu euro cho chương trình nước sạch và vệ sinh trong khuôn khổ hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậ và giảm nhẹ thiên tai tại ba tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận và Hà Tĩnh). Theo đó, năng lực của chính quyền địa phương sẽ được tăng cường nhằm bảo đảm những nguy cơ của đô thị hóa nhanh và biến đối khí hậu được giảm thiểu tốt đa.
Về thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nắm bắt những cơ hội to lớn tại thị trường châu Âu. EU trở thành đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong năm 2012. Ngành công nghiệp cà phê đã tận dụng được chất lượng cơ sở hạ tầng của Bỉ để tiếp cận trực tiếp vào thị trường châu Âu.
Một lĩnh vực hợp tác nữa là nông nghiệp. Với đầu tư và kinh nghiệm của các trường đại học của Bỉ và của Cần Thơ, lĩnh vực này đang phát triển thành một ngành kinh doanh năng động và thịnh vượng với nhiều cơ hội xuất khẩu sang châu Âu. Cánh cửa chính cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Âu là Bỉ với hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận chuyển tốt. Đại sứ hi vọng rằng xuất khẩu hàng hóa mềm của Việt Nam sang châu Âu sẽ được thực hiện qua các cảng biển và sân ban của Bỉ nhiều hơn, mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Có sự trùng hợp thú vị trong lĩnh vực công nghệ cao giữa Việt  Nam và Bỉ, là vào ngày 19/4 tới, một tên lửa sử dụng phần mềm của Bỉ sẽ từ Kourou (thuộc Guyana của Pháp) phóng vi vệ tinh đầu tiên của Việt Nam do Tập đoàn châu Âu EADS chế tạo, lên quỹ đạo để phục vụ mục đích quan sát địa không gian. Cùng tên lửa đó sẽ đồng thời phóng một vi vệ tinh mới do Bỉ sản xuất cho Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Nói cách khác, Việt Nam và Bỉ cùng nhau lên không gian trong cùng 1 ngày, Đại sứ Angelet Bruno cho hay.
Đại sứ nói Vương quốc Bỉ cũng có thể dành cho Việt Nam công nghệ như đã làm với ngành vi vệ tinh trong tương lai hoặc đã làm với các thiết bị tinh vi cho lĩnh vực y học hạt nhân cũng như đào tạo các kỹ thuật viên và chuyên gia tại Bỉ trong lĩnh vực công nghệ không gian.
Về vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Bỉ, Đại sứ Angelet Bruno nhấn mạnh Việt Nam là một đối tác quan trọng tại Đông Nam Á. Dân số, vị trí chiến lược và sự phát triển kinh tế mạnh mẽ làm cho Việt Nam trở nên vô cùng hấp dẫn với các đối tác châu Âu”.
Việt Nam có một chương trình ngoại giao đầy tham vọng, cả ở cấp song phương lẫn trong các tổ chức quốc tế, là một trong ít nước châu Á có vị trí chiến lược tại châu Âu. Trên hết, qua tiến trình lịch sử và nhờ cộng đồng Việt Nam có vai trò quan trọng tại châu Âu cũng như vị thế thành viên của Việt Nam trong cộng đồng các nước nói tiếng Pháp, Việt Nam có mối quan hệ đặc biệt với các nước châu Âu.
Việt Nam cũng có một số quyết định chiến lược cần thực hiện trong những lĩnh vực then chốt: hạ tầng, giáo dục và y tế chẳng hạn. Châu Âu lục địa, và Bỉ nói riêng, có thể chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề này vì Bỉ có cơ sở hạ tầng chất lượng hàng đầu và nằm ngay giao lộ hậu cần (logistic crossroad) của châu Âu.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Đại sứ Angelet Bruno cho rằng hai nước có thể tự hào với những gì cùng đạt được cho đến nay, tuy nhiên, theo ông hai bên cần phấn đấu hơn nữa cho tương lại.
Bỉ muốn trở thành cửa ngõ đầu tiên và là đầu mối hậu cần cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu, chào đón thêm khách du lịch Việt Nam tới những thành phố lịch sử của Bỉ, Đại sứ Angelet Bruno mong muốn.
Đại sứ cũng mong muốn sẽ có nhiều sinh viên, học giả và nhà lãnh đạo của Việt Nam tới các trường đại học và cao đẳng của Bỉ. Hệ thống giáo dục của Bỉ thuộc hàng đầu và không hề đắt đỏ. Việc giao lưu phong phú nhất giữa các quốc gia chính là giao lưu về kiến thức thông qua giáo dục và đào tạo.
Đại sứ khẳng định, Bỉ sẽ tăng thêm học bổng cho sinh viên và học giả Việt Nam. Hợp tác học thuật và hợp tác trong nghiên cứu khoa học cần được mở rộng đây là những lĩnh vực ưu tiên chung của hai bên trong tương lai.
HM (VGP)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự các hoạt động Ngày Nước thế giới năm 2013

0 comments

Ngày 21-3, tại TP Cần Thơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ mít-tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2013 với chủ đề “Hợp tác vì nước” và “Hội thảo ASEM về quản lý nước và lưu vực sông, cách tiếp cận tăng trưởng xanh”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu ý kiến. Ðại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư, các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế, nhà khoa học, nhà hoạt động môi trường các nước Á – Âu (ASEM) và đông đảo nhân dân cùng dự.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ mít-tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới
Theo Báo cáo của Liên hợp quốc về Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm 2012, thế giới vẫn còn khoảng 11% dân số, với khoảng 780 triệu người không tiếp cận được với nguồn nước sạch. Những diễn biến bất thường của thiên tai do biến đổi khí hậu với quy mô và cường độ ngày càng gia tăng đã và đang góp phần làm cho nguồn nước ngày càng trở nên suy thoái và cạn kiệt.
Với thông điệp “Nếu tất cả chúng ta cùng nhau chia sẻ, ai cũng sẽ có cơ hội sử dụng nước”, Ngày Nước thế giới năm 2013 đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác vì nước, đề xuất các giải pháp hướng tới mục tiêu hài hòa trong phân bổ nguồn nước giữa các ngành, địa phương, các nhóm cũng như sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
Phát biểu tại buổi mít-tinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Cần Thơ đã tổ chức chuỗi các sự kiện truyền thông hưởng ứng Ngày Nước thế giới, thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của toàn xã hội, có ý nghĩa và sức lan tỏa cao, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen và cách ứng xử với tài nguyên nước của mọi người.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những nỗ lực trong việc thúc đẩy hợp tác giữa cấp trung ương và địa phương, giữa các ngành sử dụng nước, giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế thông qua sự kiện quan trọng này.
Việt Nam nằm ở hạ lưu của hai con sông quốc tế quan trọng là sông Hồng và sông Mê Công. Do hai phần ba lượng nước ở Việt Nam được sản sinh từ các nước láng giềng chảy vào hai con sông này nên việc thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ, khai thác và phát triển bền vững các nguồn nước xuyên biên giới được xem là nội hàm quan trọng của “Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020″.
Vì thế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các quốc gia ở phía thượng lưu hãy hợp tác và cùng chia sẻ với Việt Nam để các dòng sông liên quốc gia trở thành dòng sông hòa bình và mang lại sự thịnh vượng cho tất cả các nước trong lưu vực. Các bộ, các ngành, các cấp chính quyền địa phương hãy cùng nhau hợp tác, xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin, xây dựng khung khổ pháp lý trong bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước. Mỗi cá nhân, đoàn thể, tổ chức, mỗi ngành, mỗi địa phương trong cả nước hãy nỗ lực hành động, phát huy các sáng kiến trong khai thác và sử dụng nước tiết kiệm, giảm thiểu các rủi ro do hạn hán và lũ lụt, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng, chống xâm nhập mặn và nước biển dâng… qua đó góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước của quốc gia và góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế.
* Cùng ngày, tại “Hội thảo ASEM về quản lý nước và lưu vực sông, cách tiếp cận tăng trưởng xanh”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu ý kiến khai mạc cho rằng đây là cơ hội để ASEM thể hiện sự chủ động đóng góp vào các nỗ lực chung và đề ra các biện pháp hợp tác hiệu quả. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được tại Hội nghị cấp cao ASEM 9 và hội thảo ASEM về phát triển bền vững năm 2012 tại Bu-đa-pét (Hung-ga-ri), Thủ tướng mong rằng, hội thảo tập trung trao đổi, làm rõ phương thức quản lý tài nguyên nước trong chiến lược tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tiếp cận dài hạn, toàn diện và đa ngành đặt trong chiến lược phát triển bền vững và tăng trưởng xanh của từng quốc gia, gắn kết với việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.Về thúc đẩy hợp tác bảo vệ nguồn nước, Thủ tướng nhấn mạnh hai châu lục Á – Âu cần tích cực, chủ động hơn trong việc hỗ trợ và kết nối các chương trình tiểu vùng, khu vực.
Thủ tướng đánh giá cao sự ủng hộ và hoan nghênh các nước thành viên ASEM trong tham gia vào các dự án hợp tác Mê Công. ASEM cần đề ra các định hướng cho hành động đóng góp của mình vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm quản lý và phát triển bền vững các nguồn nước, trước mắt là tại Hội nghị thượng đỉnh châu Á – Thái Bình Dương về nước vào tháng 5-2013 ở Chiềng Mai (Thái-lan) và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về nước vào tháng 10-2013 tại Bu-đa-pét (Hung-ga-ri).
Thủ tướng tin tưởng rằng, thông qua trao đổi, đối thoại trên tinh thần xây dựng và đối tác bình đẳng, ASEM sẽ góp phần giải quyết hiệu quả các thách thức liên quan đến nguồn nước, đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng của nhân dân về kinh tế và phát triển. Ðây chính là biện pháp hữu hiệu để các nước ASEM hiện thực hóa mục tiêu “Kiến tạo mối quan hệ đối tác Á – Âu mới, tăng cường sự hiểu biết sâu sắc giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng nhằm khẳng định vai trò, vị thế của ASEM.
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ

0 comments

Cần Thơ cần phát huy những kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm đưa TP phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng với vị trí là trung tâm kinh tế – chính trị của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chiều 21/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP Cần Thơ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng năm 2012, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP đã nỗ lực tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đạt được kết quả khá toàn diện.
Kinh tế giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng đạt 11,55%; giá trị sản xuất công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2011; thương mại, dịch vụ phát triển sôi động, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng 17,7% (vượt 12,4% KH); nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện, cả về năng suất và chất lượng, sản lượng lúa đạt hơn 1,3 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến nay.
Bên cạnh đó, TP đã triển khai kịp thời các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp nhưng thành phố đã bố trí kinh phí thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội và các chế độ, chính sách mới phát sinh theo quy định của nhà nước.
Thủ tướng đề nghị TP Cần Thơ tiếp tục tập trung thực hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị TP Cần Thơ tiếp tục tập trung thực hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn TP phát huy hơn nữa những kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế yếu kém; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm tiếp tục đưa Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Với tinh thần như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Cần Thơ cần tăng cường huy động và triển khai đồng bộ các giải pháp thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư; kêu gọi đầu tư, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư thông qua các hình thức. Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông vận tải; quan tâm phát triển giáo dục-đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho các mục tiêu phát triển.
TP cần tiếp tục tập trung thực hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; tháo gỡ khó khăn về thị trường, phát triển thị trường trong nước đi đôi với mở rộng thị trường xuất khẩu; triển khai mạnh mẽ các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp, chú trọng đổi mới giống cây trồng vật nuôi, mở rộng vùng lúa “cánh đồng mẫu lớn”, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn sản xuất với chế biến, với thị trường nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa.
Quyết liệt hơn trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn xây dựng nôn thôn mới với công tác giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, Cần Thơ cần hết sức lưu ý tới quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước; huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phát huy mạnh mẽ hơn lợi thế về du lịch, dịch vụ; quan tâm chăm lo cho phát triển y tế; thực hiện tốt các biện pháp giảm nghèo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ ngày 21/3/2013. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ ngày 21/3/2013. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn, mục tiêu trong năm 2013 của TP là thực hiện tốt các giải pháp điều hành phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát; nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh và hiệu quả liên kết hợp tác, huy động các nguồn lực phát triển, bảo đảm an sinh xã hội.
Các công tác đổi mới giáo dục và đào tạo, phát triển nhanh khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ tài nguyên và môi trường; cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống, tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm… sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhằm đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Năm 2013, Cần Thơ đã xây dựng 22 chỉ tiêu kinh tế – xã hội, trong đó tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt 12,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng; giải quyết việc làm cho 50.000 lao động, đào tạo nghề cho 37.000 lao động, giảm 1% tỷ lệ hộ nghèo.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các Bộ, ngành đã xem xét, cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất của Cần Thơ như: đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; tháo gỡ khó khăn trong việc đầu tư xây dựng Bệnh viện Ung bướu TP; bố trí vốn đối ứng ODA dự án Vườn ươm công nghệ công nghiệp hợp tác với Hàn Quốc; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án do Trung ương đầu tư, nhất là các dự án giao thông kết nối giữa các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và các công trình phục vụ đào tạo, nghiên cứu…
NH – NB (VGP)
Xem thêm →

Thúc đẩy hợp tác Á – Âu về nguồn nước

0 comments

Sáng 21/3, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự Hội thảo Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) với chủ đề “Quản lý nước và lưu vực sông – cách tiếp cận tăng trưởng xanh” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

Diễn ra trong 2 ngày 21 – 22/3, Hội thảo thu hút khoảng 150 đại biểu trong và ngoài nước đến từ 51 quốc gia thành viên ASEM và đại diện các tổ chức của Liên Hợp quốc, các tổ chức khu vực, quốc tế liên quan như Ủy hội sông Mekong, Ủy ban quốc tế về bảo vệ sông Danube, Hội đồng Nước thế giới, Chương trình Phát triển LHQ, Ngân hàng Thế giới…
Các đại biểu sẽ tập trung thảo luận vào những chủ đề chính là tài nguyên nước và phát triển bền vững; nước, lương thực và năng lượng – hướng tới sự cân bằng; nước và cuộc sống của người dân; nâng cao hiệu quả hợp tác Á – Âu trong quản lý bền vững nguồn nước, qua đó góp phần tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các nước ASEM trong quản lý và bảo vệ tài nguyên nước vì mục tiêu phát triển bền vững. Hội thảo cũng sẽ thông qua Báo cáo trình các khuyến nghị lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 11 tại Ấn Độ vào tháng 11/2013 và Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 10 tại Bỉ năm 2014.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh các thách thức liên quan đến nguồn nước đã tồn tại xuyên suốt lịch sử phát triển của nhân loại. Song ngày nay các thách thức này đang ngày càng trở nên cấp bách, gay gắt, mang tính chiến lược và mang tầm toàn cầu hơn bao giờ hết.
Theo dự báo đến năm 2025, thế giới sẽ phải đối mặt với khả năng 1,8 tỷ người sống tại khu vực “hoàn toàn khan hiếm nước” và 2/3 dân số toàn cầu sẽ sống trong điều kiện khó khăn về nguồn cung cấp nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội thảo ASEM “Quản lý nước và lưu vực sông - cách tiếp cận tăng trưởng xanh”, sáng 21/3. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội thảo ASEM “Quản lý nước và lưu vực sông - cách tiếp cận tăng trưởng xanh”, sáng 21/3. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang làm cho các thách thức về nguồn nước trở nên phức tạp và rất khó lường.
Một vấn đề nữa là quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng đang làm suy thoái nguồn nước, trong khi việc sử dụng, quản lý nguồn nước và xử lý các vấn đề môi trường chưa được coi trọng thỏa đáng. Đây là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh, ảnh hưởng sâu sắc cuộc sống và khả năng tiếp cận nước sạch của người dân.
Hiện nay có khoảng 150 quốc gia đang cùng nhau chia sẻ và sử dụng chung các nguồn nước để phục vụ nhu cầu đời sống, kinh tế và phát triển. Nhiều phương pháp và cách tiếp cận quản lý mới đã được nghiên cứu và ứng dụng như phương pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, phương pháp quản lý nước theo lưu vực sông, cách tiếp cận theo hệ thống quản lý nước – năng lượng – lương thực….
Quản lý nước cũng là chủ đề hợp tác ưu tiên của các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Nổi bật là các nỗ lực mang tầm toàn cầu, như các sáng kiến của Liên hợp quốc về “Ngày Nước thế giới”, “Thập kỷ quốc tế về nước sạch và vệ sinh nước”, “Thập kỷ quốc tế hành động bảo vệ nước vì cuộc sống”, đề xuất của Hội đồng nước thế giới về “Tăng trưởng xanh và nước”…
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Nhận thức rõ trách nhiệm là một trong những quốc gia cung ứng nông sản lớn trên thế giới và để chung tay ứng phó với các thách thức, Việt Nam đề cao việc bảo vệ và quản lý bền vững nguồn nước. Đây là một nội hàm quan trọng của “Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020″ và “Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020″.
Nhiều cơ hội hợp tác từ bảo vệ tài nguyên nước
Việt Nam chủ trương tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ hợp tác quốc tế, trong đó có Diễn đàn Nước thế giới, Mạng lưới cộng tác nước toàn cầu, Tổ chức lưu vực sông quốc tế, ASEAN, ASEM, APEC… Là một quốc gia nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam đặc biệt coi trọng việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác về sông Mekong.
“Chỉ có chung tay hành động mạnh mẽ ngay từ ngày hôm nay, chúng ta mới có thể hạn chế và ngăn ngừa được những thách thức như đã dự báo. Thực tiễn cho thấy, việc bảo vệ tài nguyên nước đem đến cho chúng ta nhiều cơ hội để hợp tác hơn là tạo ra tranh chấp”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, làm rõ thêm một số vấn đề lớn như: xác định nội hàm và phương thức quản lý tài nguyên nước trong chiến lược tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Thủ tướng nhận định việc bảo vệ tài nguyên nước chỉ có thể bền vững nếu có cách tiếp cận dài hạn, toàn diện và đa ngành, đặt trong chiến lược phát triển bền vững và tăng trưởng xanh của từng quốc gia, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Để hợp tác bảo vệ nguồn nước giữa hai châu lục trở nên thiết thực hơn, các nước ASEM cần tích cực, chủ động hơn trong việc hỗ trợ và kết nối các chương trình tiểu vùng, khu vực mà các thành viên đang triển khai. Đồng thời, cần đề ra các định hướng cho hành động và đóng góp của ASEM đối với các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm quản lý và phát triển bền vững nguồn nước, trước mắt là đối với Hội nghị Thượng đỉnh châu Á – Thái Bình Dương về nước vào tháng 5 tới tại Chiang Mai và Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về nước vào tháng 10 tại Budapest.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng qua trao đổi, đối thoại trên tinh thần xây dựng và đối tác bình đẳng sẽ góp phần giải quyết hiệu quả các thách thức liên quan đến nguồn nước, đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng của nhân dân về kinh tế và phát triển. Đây chính là biện pháp hữu hiệu để hiện thực hóa mục tiêu “kiến tạo mối quan hệ đối tác Á – Âu mới, tăng cường hiểu biết sâu sắc giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”, khẳng định vai trò và vị thế của ASEM trong cục diện đang định hình.
NH – NB (VGP)
Xem thêm →

Tin Tức