Nguyễn Tấn Dũng

Những quyết sách đi vào lòng dân của Thủ tướng

Quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu; tăng lương đối với cán bộ y tế tuyến dưới; giáo viên, cán bộ quản lý công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn ưu đãi… Xem thêm...

Vịnh Hạ Long

Những hình ảnh hiếm của Tổng thống Hugo Chavez ở Việt Nam

Trong những năm tháng làm lãnh đạo Venezuela, cố Tổng thống Hugo Chavez đã có chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006.Xem thêm..

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt thành viên Chính phủ qua các thời kỳ

Nhân dịp Xuân mới Quý Tỵ 2013, chiều 23/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt thân mật nguyên lãnh đạo Chính phủ. Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Campuchia

Chiều 2/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thủ đô Phnom PenhXem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020Xem thêm...

Đại đội trinh sát Tiền Giang luyện tập tác chiến bảo vệ căn cứ

0 comments
Đại đội trinh sát Tiền Giang: Đại đội Trinh sát, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã góp phần cùng LLVT tỉnh Tiền Giang đánh bại nhiều đợt càn quét của địch, bảo vệ an toàn cho căn cứ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội.

Tiếp cận mục tiêu

Yểm trợ cho đồng đội vượt tường rào trong thành phố

Cơ động vượt qua vật cản bằng “dây tử thần”

Đồng thời nắm chắc tình hình địa bàn, cung cấp thông tin quí báu để các lực lượng chủ động tiến công đánh thắng hàng trăm trận lớn nhỏ, bắt sống và tiêu diệt hàng ngàn tên địch, thu giữ nhiều vũ khí hiện đại phục vụ cho chiến đấu.

Chiến đấu đối kháng tay không

Ngụy trang khi ở dưới nước

Ngụy trang trong rừng

Xuất quỉ nhập thần, kỹ năng chiến đấu vượt trội, luồn sâu đánh hiểm, lính trinh sát quân khu 9 thể hiện những khả năng vượt trội, đua tài huấn luyện thực tế cùng các chiến sĩ đặc công quân khu 7.

Tập luyện kỹ năng vừa đu dây vừa bắn mục tiêu di động

Kỹ năng vượt qua kẽm gai và phát hiện bom, mìn

Bộ đội đặc công Quân khu 7: Các chiến sĩ bộ đội đặc công đoàn 60 thuộc BLT Quân khu 7 luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng cơ động chiến đấu trong mọi tình huống…
Xem thêm →

Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Tổng thư ký Quốc phòng Cộng hòa Italia

0 comments
Sáng 8/3, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam đã tiếp xã giao Ngài Claudio Debertolis, Tổng thư ký Quốc phòng Cộng hòa Italia, nhân dịp thăm và làm việc tại Việt Nam.


Đại tướng Phùng Quang Thanh và Ngài Claudio Debertolis, Tổng thư ký Quốc phòng Cộng hòa Italia.

Đại tướng Phùng Quang Thanh bày tỏ ủng hộ kết quả cuộc hội đàm giữa Ngài Tổng thư ký quốc phòng Italia với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, trên cơ sở kết quả cuộc hội đàm, hai bên cần nhanh chóng triển khai các biện pháp thực thi cụ thể nhằm tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng.

“Việt Nam và Italia có quan hệ tốt đẹp với nhau, chuyến thăm lần này của Ngài Tổng thư ký quốc phòng Italia sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước nói chung, trong đó có quan hệ quốc phòng hai bên”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

Tổng thư ký quốc phòng Claudio Debertolis cho biết, phía Italia mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực cụ thể. Theo Tổng thư ký quốc phòng Claudio Debertolis, để đưa quan hệ giữa hai Bộ Quốc phòng đi vào hợp tác thực chất hơn, hai bên cần trao đổi thẳng thắn với nhau, đưa ra các đề xuất chi tiết cũng như các biện pháp thực thi các đề xuất đó.
“Chúng tôi muốn khởi động ngay các phương thức hợp tác, các biện pháp thực thi các thỏa thuận mà chúng ta đã thống nhất”, Tổng thư ký quốc phòng Claudio Debertolis nói.

Về triển vọng các vấn đề hợp tác cụ thể giữa hai Bộ Quốc phòng , Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, hai nước có tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như công nghiệp quốc phòng, giáo dục đào tạo…Ngoài ra, để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, hai bên cần tăng cường giao lưu, trao đổi đoàn các cấp.


Hội đàm giữa Đoàn Việt Nam và Đoàn Italia.

Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng đoàn phía Việt Nam đã có cuộc  hội đàm với Ngài Claudio Debertolis, Tổng thư ký Quốc phòng, Trưởng đoàn Italia. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn về quan hệ quốc phòng song phương và các vấn đề cùng quan tâm.
Tại cuộc hội đàm hai bên khẳng định, quan hệ hai nước trong đó có quan hệ quốc phòng đang phát triển tốt đẹp. Hai bên bày tỏ hài lòng với kết quả hợp tác trong thời gian qua. Hai bên cũng trao đổi với nhau nhiều biện pháp hợp tác để tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước, đặc biệt là quan hệ giữa hai Bộ Quốc phòng.
Xem thêm →

Triều Tiên tập trận bắn đạn gần biên giới Hàn Quốc

0 comments
Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật tại một căn cứ Quân sự gần vùng biên giới tranh chấp với Hàn Quốc trên Hoàng Hải.

Xe tăng của Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Triều Tiên khai hỏa trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở bờ biển tây nam nước này hôm 5/3.

Xe tăng của Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Triều Tiên khai hỏa trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở bờ biển tây nam nước này hôm 5/3.

Binh sĩ Triều Tiên di chuyển phía sau các xe tăng và trong làn khói mờ của cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Binh sĩ Triều Tiên di chuyển phía sau các xe tăng và trong làn khói mờ của cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Một khẩu pháo của quân đội Triều Tiên được nhằm thẳng từ một căn cứ quân sự của nước này sang đảo Baengnyeong của Hàn Quốc

Một khẩu pháo của quân đội Triều Tiên được nhằm thẳng từ một căn cứ quân sự của nước này sang đảo Baengnyeong của Hàn Quốc

Đảo Baengnyeong là một trong những đảo tiền tiêu của Hàn Quốc, và ở cách không xa đảo Yeonpyeong từng bị Triều Tiên nã pháo hồi tháng 11/2010.

Đảo Baengnyeong là một trong những đảo tiền tiêu của Hàn Quốc, và ở cách không xa đảo Yeonpyeong từng bị Triều Tiên nã pháo hồi tháng 11/2010.

Một binh sĩ Triều Tiên cầm khẩu súng mà người này nói là được đại tướng Kim Jong-un tặng. Binh sĩ này cùng các đồng đội đang tham gia một nội dung diễn tập hôm 4/3.

Một binh sĩ Triều Tiên cầm khẩu súng mà người này nói là được đại tướng Kim Jong-un tặng. Binh sĩ này cùng các đồng đội đang tham gia một nội dung diễn tập hôm 4/3.

Một khẩu súng lục cũng được cho là quà tặng của đại tướng Kim Jong-un.

Một khẩu súng lục cũng được cho là quà tặng của đại tướng Kim Jong-un.

Các binh sĩ Triều Tiên trong cuộc tập trận bắn đạn thật. Đây là một dịp hiếm hoi một số cơ quan truyền thông nước ngoài được Triều Tiên lựa chọn tới đưa tin bài và chụp ảnh một cuộc tập trận của nước này.

Các binh sĩ Triều Tiên trong cuộc tập trận bắn đạn thật. Đây là một dịp hiếm hoi một số cơ quan truyền thông nước ngoài được Triều Tiên lựa chọn tới đưa tin bài và chụp ảnh một cuộc tập trận của nước này.

Các binh sĩ Triều Tiên đang vận chuyển vũ khí khí tài trong cuộc tập trận bắn đạn thật, bắt đầu hôm 5/3.

Các binh sĩ Triều Tiên đang vận chuyển vũ khí khí tài trong cuộc tập trận bắn đạn thật, bắt đầu hôm 5/3.

Cuộc tập trận này của Triều Tiên diễn ra không lâu sau chuyến thị sát của đại tướng Kim Jong-un tới một đơn vị pháo binh ở sát biên giới Hàn Quốc.

Cuộc tập trận này của Triều Tiên diễn ra không lâu sau chuyến thị sát của đại tướng Kim Jong-un tới một đơn vị pháo binh ở sát biên giới Hàn Quốc.

Binh sĩ Triều Tiên ngồi trên một chiếc xe tải đồng thời là bệ phóng tên lửa di động.

Binh sĩ Triều Tiên ngồi trên một chiếc xe tải đồng thời là bệ phóng tên lửa di động.

Từng chiếc bệ phóng tên lửa di động nối đuôi nhau trên con đường đất tại căn cứ quân sự của Triều Tiên.

Từng chiếc bệ phóng tên lửa di động nối đuôi nhau trên con đường đất tại căn cứ quân sự của Triều Tiên.

Một phóng viên Triều Tiên phỏng vấn một binh sĩ nước này trong cuộc tập trận bắn đạn thật hôm 4/3.

Một phóng viên Triều Tiên phỏng vấn một binh sĩ nước này trong cuộc tập trận bắn đạn thật hôm 4/3.

Khu vực Triều Tiên tập trận bắn đạn thật (trong vòng tròn màu đỏ nhạt) thuộc vùng bờ biển phía tây nam nước này, đối diện với đảo Baegnyeong của Hàn Quốc. Bản đồ này còn cho thấy Đường Giới hạn phía Bắc (màu vàng đứt đoạn) là nơi thường xảy ra căng thẳng giữa hai miền. Đường này được định ra sau Chiến tranh Triều Tiên, nhưng không được Bình Nhưỡng công nhận. Triều Tiên cho rằng đường phân định trên biển phải là đường đỏ, đi sâu xuống phía nam. Đồ họa: Stratford

Khu vực Triều Tiên tập trận bắn đạn thật (trong vòng tròn màu đỏ nhạt) thuộc vùng bờ biển phía tây nam nước này, đối diện với đảo Baegnyeong của Hàn Quốc. Bản đồ này còn cho thấy Đường Giới hạn phía Bắc (màu vàng đứt đoạn) là nơi thường xảy ra căng thẳng giữa hai miền. Đường này được định ra sau Chiến tranh Triều Tiên, nhưng không được Bình Nhưỡng công nhận. Triều Tiên cho rằng đường phân định trên biển phải là đường đỏ, đi sâu xuống phía nam. Đồ họa: Stratford

Theo Vnexpress
Xem thêm →

Đặc nhiệm lữ đoàn 144 luyện tập

0 comments
Mặc tiết trời tháng 3 còn mưa dầm đề, những người lính đặc biệt thiện chiến của Tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 (Lữ đoàn 144) thường xuyên luyện tập với cường độ cao.

Với sở trường tiếp cận, tập kích bất ngờ vào các mục tiêu và đánh gần, lực lượng Tiểu đoàn 2 được trang bị những vũ khí tối tân, hiện đại, có thể khống chế và tiêu diệt đối phương trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo an toàn cho các mục tiêu trọng yếu được giao.

Là đơn vị đi đầu trong các phong trào thi đua, hiện nay tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 đang tập trung toàn diện cho việc huấn luyện võ thuật, kĩ thuật chuyên ngành, kĩ thuật địa hình thành phố, chiếm lại mục tiêu, giải thoát con tin và chốt giữ bảo vệ mục tiêu.

Ngoài ra, đơn vị còn thường xuyên luyện tập, diễn tập với các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… nhằm chủ động ứng phó với các tình huống phức tạp.

Dưới đây là một vài hình ảnh các chiến sĩ tiểu đoàn 2 huấn luyện:


Các chiến sĩ huấn luyện đánh đối kháng.


Một thế võ kinh điển.


Đột nhập nhà cao tầng, trấn áp giải thoát con tin.


Con tin được giải thoát an toàn.
Xem thêm →

Trung Quốc chi 4 tỉ USD mua Su-35 của Nga

0 comments
Nga và Trung Quốc sẽ sớm ký kết một hợp đồng cung cấp 48 máy bay Su-35 với giá trị lớn chưa từng có trong những năm đầu của thập kỷ.

Theo Nhật báo Kommersant, Nga và Trung Quốc có thể sẽ nhanh chóng ký kết một hợp đồng trị giá 4 tỷ USD về việc cung cấp 48 máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi Su-35 Flanker-E cho Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF).

Theo nhiều nguồn tin thân cận với Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexpor, "các bên hầu như đã thống nhất thỏa thuận về số lượng máy bay được cung cấp. Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng mua 48 máy bay chiến đấu đa năng Su-35", Theo ông, tổng giá trị của hợp đồng được dự kiến lên tới 4 tỷ USD (tức là vào khoảng 85 triệu USD/chiếc Su-35). Tuy nhiên, nguồn tin cho rằng, giá trị của hợp đồng sẽ có thể thay đổi trong quá trình đàm phán.

Hợp đồng cung cấp 48 chiến đấu cơ đa năng Su-35 sẽ là thương vụ lớn nhất trong lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự Nga - Trung trong những năm gần đây.

Thị phần xuất khẩu vũ khí Nga sang Trung Quốc đã giảm mạnh kể từ năm 2007, và từ năm 2003, các hợp đồng vũ khí lớn giữa Bắc Kinh và Moscow đã không được ký kết.

Tuy nhiên, trong thỏa thuận ký kết giữa hai bên, Nga đòi hỏi Bắc Kinh đảm bảo pháp lý về bản sao các máy bay chiến đấu Nga. Đáp lại, Trung Quốc cho rằng điều khoản như vậy là vội vã.

Lần đầu tiên Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến máy bay Su-35 là vào năm 2008, tại hội trợ triển lãm hàng không Trung Quốc. Tư lệnh Lực lượng Không quân PLA là Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang) đã có chuyến đến thăm gian hàng trưng bày các chiến đấu cơ của công ty Sukhoi và đánh giá cao về hiệu quả và hiệu suất của chiến đấu cơ đa năng mới.

Trong năm 2010, xuất hiện có một số thông tin không chính thức về việc Trung Quốc mong muốn có được các chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ Su-35 của Nga. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được xác nhận trong tháng 2/2012, khi Phó Giám đốc liên bang về Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga Alexander Fomin cho biết: "Trong năm 2011, phía Trung Quốc đã bày tỏ sẵn sàng mua các máy bay Su-35 với một số lượng nhất định".

Tuy nhiên, theo yêu cầu trong hợp đồng mới, Nga nhấn mạnh một yêu cầu rằng, phía Trung Quốc phải đảm bảo pháp lý của quyền sở hữu trí tuệ. "Đây thực sự là một điều kiện cần thiết", nguồn tin khẳng định.


Su-35 là chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++, máy bay được trang bị với động cơ lực đẩy vector 117S, hệ thống radar mảng pha tiên tiến, và được ứng dụng một số công nghệ hiện đại nhất trên máy bay thế hệ thứ 5.

Moscow hoàn toàn có cơ sở để lo ngại Trung Quốc sao chép công nghệ. J-11 của Trung Quốc là một bản sao của Su-27 Flanker, Thẩm Dương, FC-1 là bản sao từ MiG-29 Fulcrum của Nga. Một trường hợp khác liên quan đến loại tiêm kích hạm Su-33, Trung Quốc đã sao chép nó từ một nguyên mẫu T-10K của Ukraina thành một máy bay tương tự gọi là J-15 để trang bị trên tàu sân bay đầu tiên của họ. Vụ việc mới đây nhất, Trung Quốc đã sao chép thành công máy bay Su-30MK2 với tên gọi J-16, và giao nhiệm cho nhà máy sản xuất máy bay ở Thẩm Dương nhiệm vụ sản xuất loạt 24 chiếc J-16 đầu tiên cho Hải quân.

Nguồn tin trong chính phủ Nga nhắc lại, từ các sản phẩm sao chép, Trung Quốc xúc tiến xuất khẩu máy bay của họ cho các nước thứ ba. Trong năm 2009, bản sao máy bay FC-1 đã được Trung Quốc bán cho Myanmar, và một năm sau đó là Ai Cập.

Hơn nữa, công nghệ chế tạo máy bay ở Trung Quốc lạc hậu hơn nhiều so với Nga, dẫn đến chi phí chế tạo máy bay cũng rẻ hơn 3,5 lần. Do đó, Moscow đã bắt đầu suy nghĩ về những mối nguy hiểm tiềm tàng bởi đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc.

Trong tháng 7/2010, Văn phòng chính sách đối ngoại của Chính phủ Nga thậm chí con đưa ra một nghiên cứu đặc biệt về chủ đề này.

Chuyên gia Vasily Kashin tại Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược Nga cho biết: "Việc sẵn sàng mua một lô lớn máy bay chiến đấu chỉ ra rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về kỹ thuật trong quá trình chế tạo các máy bay của họ mà dựa trên các biến thể Su-27 của Nga",

"Họ có thể học được nhiều từ các máy bay chiến đấu mới", ông Kashin nói.

Cần lưu ý, trong năm 2008, Nga và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận khung về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mua bán vũ khí. Trung Quốc đã đưa ra những phản ứng tích cực. Tuy nhiên, chuyên gia Kashin cảnh báo, ngay cả khi Trung Quốc đồng ý để hợp thức hóa quyền sở hữu chí tuệ trên máy bay Su-35, việc theo dõi để biết được liệu Bắc Kinh có thực hiện đúng thỏa thuận hay không là điều không thể, ông kết luận.
Xem thêm →

Quân đội nhân dân Việt Nam ra quân dầu năm 2012

0 comments
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và thực hiện chỉ lệnh huấn luyện chiến đấu của Tư lệnh Quân khu 7, ngày 1/3, Bộ chỉ Huy quân Sự tỉnh Hà Giang đã tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2012 và phát động phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.


Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nghi thức duyệt đội ngũ tại lễ phát động ra quân huấn luyện năm 2012.

Cũng trong sáng qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh thành phố đã tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2012 và phát động thi đua hưởng ứng phong trào “Lực lượng vũ trang Quân khu chung sức xây dựng nông thôn mới”.


Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nghi thức duyệt đội ngũ tại lễ phát động ra quân huấn luyện năm 2012.

Đội trinh sát đặc nhiệm - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang.

Với phương châm “Cơ bản – Thiết thực – Vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, theo nhiệm vụ, sát với đối tượng địa bàn, bảo đảm cho Lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, thông qua huấn luyện, xây dựng đơn vị chính quy, vững mạnh toàn diện.

Các chiến sỹ trẻ.


Thiếu sinh quân trường Quân sự tỉnh Hà Giang biểu diễn Vovinam.

Sau lễ ra quân huấn luyện, các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ Huy quân Sự tỉnh đã tổ chức sôi nổi, hiệu quả các hoạt động biểu diễn thể dục, võ thuật, thi đấu thể thao… tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viên khích lệ cán bộ, chiến sỹ các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng tự tin bước vào mùa huấn luyện 2012 đạt kết quả cao nhất.

Nguồn: http://thutuongnguyentandung.net/quan-doi-nhan-dan-viet-nam-ra-quan-dau-nam-2012.html
Xem thêm →

REUTER: Philippines cứng rắn, biển Đông sẽ nóng trở lại trong tháng 3

0 comments
Theo REUTER: Philippines quyết liệt, biển Đông sẽ nóng trở lại trong tháng 3. Một số quốc gia vừa đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng vừa xây dựng lực lượng hải quân và liên minh với các quốc gia khác.

Trung tướng Philippine Juancho Sabban nhận được một cú điện thoại khẩn cấp từ một công ty dầu cho hay, hai tàu của Trung Quốc đã dọa đâm tàu khảo sát của họ. Đáp lại, viên chỉ huy quân sự chỉ đưa ra một thông điệp ngắn gọn nhưng rõ ràng: “Đừng di chuyển, chúng tôi sẽ đến giải cứu”.
Trong vòng vài giờ sau, một chiếc máy bay giám sát, một tàu tuần tra và một máy bay chiến đấu của Philippines đã đến khu vực tranh chấp Reed Bank trên Biển Đông. Khi đó, các tàu Trung Quốc buộc phải rời đi và từ bỏ ý định đuổi theo con tàu khảo sát Veritas Voyager.

USS Independence LCS2

Sự kiện hồi tháng 3 năm 2011 được coi là một bước ngoặt đối với chính quyền của ông Benigno Aquino. Vị Tổng thống Philippines này đã đưa ra lập trường cứng rắn của mình về chủ quyền, tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Washington và đẩy nhanh những nỗ lực hiện đại hóa quân sự.
Một thập kỷ căng thẳng về vấn đề Biển Đông đang bước vào một chương mới đầy tranh cãi, khi một số quốc gia đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng trên vùng biển tranh chấp, mặt khác xây dựng lực lượng hải quân của họ và liên minh quân sự với quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ.
Trong vài ngày tới, Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ tổ chức một cuộc họp nội các khẩn cấp, nộp đơn phản đối chính thức với Trung Quốc và gửi thư ký quốc phòng của ông và Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang tới  Bộ tư lệnh phương Tây tham gia một buổi trình diễn sức mạnh.
Bên cạnh đó, Diễn đàn Năng lượng dự kiến sẽ khai mạc trong những tháng tới. Các giám đốc điều hành những công ty hàng đầu cho biết, họ dự định đến Reed Bank trong vòng vài tháng tới đây nhằm tiến hành khoan dầu và khí tự nhiên lần đầu tiên ở khu vực này trong nhiều thập kỷ qua.

Tranh chấp trên biển Đông sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới.?

Đây là một sự kiện có thể châm ngòi cho một khó khăn quân sự mới đối với chính quyền ông Aquino nếu Trung Quốc phản ứng mạnh hơn.

Quân đội Mỹ cũng đã báo hiệu sự trở lại khu vực với các cuộc tập trận quân sự gần Reed Bank với hải quân Philippines dự kiến diễn ra vào tháng 3, bất chấp việc Trung Quốc xem các hoạt động này là sự khiêu khích.

Ông Ian Storey, một nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore cho rằng, “đây sẽ là một phép thử vị trí của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông”.
Theo ông, nước này có thể áp dụng chiến thuật tương tự như năm ngoái và quấy rối các tàu hoặc thậm chí, có thể phản ứng mạnh mẽ hơn và điều tàu chiến đến”.

Các nhà phân tích cho rằng, Reed Bank là một trong những điểm nóng trong tranh chấp lãnh hải ở biển Đông và nó có thể buộc Washington phải can thiệp để bảo vệ các đồng minh của mình.
Tổng thống Barack Obama đã tìm cách trấn an các đồng minh khu vực mà Washington sẽ coi như là một đối trọng với Trung Quốc mới quyết đoán. Đây cũng là một phần trong chiến dịch của ông nhằm “chuyển” hướng chính sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào châu Á sau một thập kỷ chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.


Các công ty hàng đầu dự định đến Reed Bank trong vòng vài tháng tới nhằm tiến hành khoan dầu và khí tự nhiên.

Ông Obama đã đưa ra vấn đề Biển Đông trong một hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương tại Bali cuối tháng 11 năm ngoái mặc dù Bắc Kinh đã yêu cầu không quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc dự án Đông Bắc Á thuộc nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế bình luận: “Khi một số các quốc gia  ở châu Á ủng hộ Mỹ để nhận được hỗ trợ, Bắc Kinh ngày càng lo ngại rằng nước Mỹ muốn cô lập Trung Quốc cả về quân sự và ngoại giao”.
Mỹ và Philippines dự kiến sẽ tiến hành tập trận ở vùng biển ngoài khơi đảo Palawan vào cuối tháng 3 với mục tiêu tập trung vào việc làm thế nào để đối phó với các rắc rối phát sinh trong quá trình tiếp quản giàn khoan dầu trong vùng biển này.

Hải quân Mỹ đã công bố sẽ điều tàu tác chiến ven bờ USS Independence LCS2 – loại tàu tối tân nhất của hải quân nước này tới “ngã ba đường hàng hải” khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đóng tại Singapore và có thể ở Philippines.

Ngọc Huyền (Theo Reuters , Giaoduc) - http://thutuongnguyentandung.net/reuter-philippines-cung-ran-bien-dong-se-nong-tro-lai-trong-thang-3.html
Xem thêm →

Sức mạnh tên lửa hành trình Kh-35E Uran Việt Nam

0 comments
Tên lửa hành trình Kh-35E Uran là vũ khí chống hạm chủ lực trên các chiến hạm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Tên lửa hành trình Kh-35E Uran được Nga phát triển và đưa vào sử dụng đầu những năm 2000, nhằm thay thế cho các tên lửa P-15 Termit đã cũ.

Kh-35E Uran được thiết kế phóng từ nhiều phương tiện khác nhau, gồm: tàu chiến, máy bay và từ bệ phóng mặt đất (tổ hợp tên lửa bờ Bal-E). Tên lửa có khả năng tấn công tiêu diệt tàu chiến có lượng giãn nước tới 5.000 tấn, tàu hậu cần, tàu vận tải đổ bộ…

Tên lửa có chiều dài 4,4m, đường kính thân 0,42m, khối lượng đầu đạn xuyên – nổ phân mảnh nặng 145kg, khối lượng phóng 630kg.

Tên lửa lắp hai động cơ: động cơ rocket đưa tên lửa rời bệ, khi đạt độ cao ổn định động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy chính sẽ khởi động đưa tên lửa tới mục tiêu với vận tốc cận âm Mach 0,8, tầm bắn 130km.

Về hệ thống dẫn đường, ở pha giữa tên lửa bay với hệ thống định vị quán tính (INS), pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-35E (tầm dẫn 20km).


Mô phỏng tên lửa đối hạm Uran diệt chiến hạm địch. Nguồn: Ria Novosti

Nhìn chung, Kh-35E Uran có đặc điểm nổi trội hơn so với thế hệ tên lửa cùng loại về kích thước và trọng lượng nhỏ hơn.

Nhờ đó, người ta có thể tăng thêm số lượng đạn tên lửa trên tàu chiến (8-16 quả) mà không cần tăng kích thước hay lượng giãn của tàu mang.

Điển hình, tàu cao tốc tên lửa project 1241.8 của Việt Nam có lượng giãn nước chỉ 500 tấn nhưng có thể mang tới 16 tên lửa Kh-35E.

Kh-35E có quỹ đạo bay cách mặt biển rất thấp (từ 10-15m), diện tích phản xạ radar nhỏ nên tên lửa có khả năng sống sót cao trước hệ thống phòng không đối phương.

Hiện nay, trong biên chế Hải quân Việt Nam có ba chủng loại tàu trang bị tên lửa Kh-35E Uran gồm: Gepard 3.9 (8 quả), tàu cao tốc tên lửa project 1241.8 (16 quả) và tàu cao tốc BSP-500 (8 quả).

Mới đây, theo hãng tin Ria Novosit, Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa hành trình mới dựa trên tên lửa đối hạm Kh-35 Uran
Xem thêm →

Tin Tức