Nguyễn Tấn Dũng

Những quyết sách đi vào lòng dân của Thủ tướng

Quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu; tăng lương đối với cán bộ y tế tuyến dưới; giáo viên, cán bộ quản lý công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn ưu đãi… Xem thêm...

Vịnh Hạ Long

Những hình ảnh hiếm của Tổng thống Hugo Chavez ở Việt Nam

Trong những năm tháng làm lãnh đạo Venezuela, cố Tổng thống Hugo Chavez đã có chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006.Xem thêm..

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt thành viên Chính phủ qua các thời kỳ

Nhân dịp Xuân mới Quý Tỵ 2013, chiều 23/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt thân mật nguyên lãnh đạo Chính phủ. Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Campuchia

Chiều 2/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thủ đô Phnom PenhXem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020Xem thêm...

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2012

0 comments

Trong phiên họp thường kỳ tháng 10/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến tình hình, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu KT-XH năm 2012, tạo tiền đề phát triển cho năm 2013 và các năm tiếp theo.
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 28/10, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2012.
Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ nhận định, tình hình kinh tế – xã hội tháng 10 và 10 tháng qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực và theo đúng các mục tiêu đã đề ra.
Các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả; xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra và cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu, tỷ lệ nhập siêu giảm mạnh; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, đạt kết quả tốt; sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi; chỉ số tồn kho giảm dần; khó khăn trong sản xuất, kinh doanh từng bước được tháo gỡ; an sinh và phúc lợi xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được tăng cường; công tác đối ngoại tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh.
Cụ thể, về việc thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tốc độ tăng CPI tháng 10 đã giảm so với tốc độ tăng của tháng trước. CPI tháng 10 tăng 0,85% so với tháng trước; tăng 6,02% so với tháng 12/2011 và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của các năm trước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh dự phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2012. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh dự phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2012. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng 9; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng trên 11,7%; nhập siêu 500 triệu USD. Tính chung 10 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 93,45 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 93,8 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 10 tháng đầu năm khoảng 357 triệu USD, bằng 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong bối cảnh khó khăn, song sản xuất công nghiệp tiếp tục có chuyển biến. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2011. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển ổn định, đạt kết quả tốt. Ước sản lượng lúa cả năm 2012 sẽ tăng khoảng 0,7 triệu tấn so với năm trước.
Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá. Trong 10 tháng đầu năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 17,1% so với cùng kỳ năm 2011; khách quốc tế đến Việt Nam tăng 11,2%. Các lĩnh vực dịch vụ khác phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác tiếp tục được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Riêng về lao động, việc làm, trong 10 tháng đầu năm 2012, cả nước ước tạo việc làm khoảng 1.195 nghìn lao động, đạt trên 78,7% chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 64,8 nghìn người, đạt 72% kế hoạch năm.
Các cấp, các ngành tiếp tục triển khai tích cực và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, như triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống bão, lũ, hạn hán, khẩn trương phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân; hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo; hỗ trợ cứu đói và trợ cấp xã hội; đào tạo, dạy nghề và giới thiệu việc làm; triển khai chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm bắt buộc cho người lao động…
Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng, tình hình kinh tế xã-hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; còn tiềm ẩn lạm phát cao trở lại; tăng trưởng kinh tế chậm hơn mục tiêu đề ra; hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn lớn, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động cũng như tăng trưởng kinh tế; sản xuất công nghiệp tăng chậm; đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là người lao động mất việc làm, người dân tộc thiểu số vẫn gặp nhiều khó khăn.
Tập trung gỡ “nút thắt” cho nền kinh tế
Theo ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ, nhiệm vụ trọng tâm của những tháng cuối năm 2012 và thời gian tới là cần tiếp tục dành ưu tiên cao độ cho việc giữ vững mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhận định, với mức độ tăng CPI của 10 tháng qua và dự báo tình hình trong 2 tháng còn lại của năm 2012, mục tiêu giữ CPI của cả năm 2012 ở mức khoảng 8% là khả quan và có cơ sở. Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho rằng để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát của cả năm 2012, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong quản lý, điều hành cung cầu hàng hóa, thị trường; đảm bảo đủ nguồn cung về lương thực, thực phẩm và những mặt hàng thiết yếu cho đời sống vào những tháng cuối năm; tránh tình trạng mất cân đối cung cầu, tác động bất lợi lên mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Sau khi phân tích sự trầm lắng, những khó khăn của thị trường bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nêu quan điểm, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường này là cần thiết, bởi nếu thị trường bất động sản khó khăn không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp bất động sản mà còn làm ảnh hưởng tới ngành sản xuất vật liêu xây dựng, ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô. Đề nghị Thủ tướng giao Bộ Xây dựng phối hợp cùng với các Bộ, ngành chức năng rà soát các dự án phát triển nhà ở cũng như thực hiện các khảo sát, đánh giá cần thiết một cách tổng thể hơn về thị trường bất động sản; đồng thời đề xuất cần tiếp tục tập trung mạnh vào thực hiện các giải pháp ưu tiên giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp, các đối tượng chính sách xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương chủ động, linh hoạt, theo dõi, bám sát diễn biến tình hình, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra của năm 2012, tạo tiền đề phát triển cho năm 2013. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương chủ động, linh hoạt, theo dõi, bám sát diễn biến tình hình, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra của năm 2012, tạo tiền đề phát triển cho năm 2013. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trao đổi về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ các giải pháp mà Bộ xây dựng đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đặc biệt bày tỏ đồng tình cao với quan điểm cần trung mạnh vào thực hiện các giải pháp ưu tiên giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp, các đối tượng chính sách xã hội.
Các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Văn Ninh cho rằng để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời giữ được tăng trưởng ở mức hợp lý trong năm 2012 đòi hỏi tiếp tục cần một sự nỗ lực rất lớn của các Bộ, ngành, địa phương trong những tháng cuối năm nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2012. Các Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần quyết liệt hơn trong xử lý nợ xấu, hàng tồn kho; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm thiểu chi phí hành chính cho người dân, doanh nghiệp; nhân rộng mô hình một cửa, một cửa liên thông; thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề xuất việc tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích sản suất, kinh doanh; chấn chỉnh hoạt động đầu tư cơ bản; tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp; thúc đẩy mạnh hơn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Đề cập đến việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Y tế làm việc với các địa phương chưa công bố điều chỉnh giá dịch vụ y tế để thống nhất lộ trình thực hiện việc điều chỉnh theo hướng lùi thời hạn áp dụng; đồng thời đề nghị các địa phương có chương trình đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm cho những tháng cuối năm, nhất là vào dịp Têt Nguyên đán.
Xung quanh vấn đề an toàn thực phẩm và chăn nuôi, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh các địa phương phải làm quyết liệt hơn nữa việc đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, tiêu thụ thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; hỗ trợ sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho thị trường; nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư… cũng là những vấn đề lớn được nhiều thành viên Chính phủ đề cập và nhấn mạnh tại phiên họp.
Phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu KT-XH đã đề ra
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chủ động, linh hoạt, theo dõi, bám sát diễn biến tình hình, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra của năm 2012, tạo tiền đề phát triển cho năm 2013 và các năm tiếp theo.
Theo đó, trước hết, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giữ bằng được mục tiêu kiềm chế lạm phát của cả năm 2012 ở mức khoảng 8%. Tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá; đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa; không để giá cả lương thực, thực phẩm tăng đột biến trong dịp cuối năm, làm tốt công tác quản lý giá cả thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, tăng giá, đẩy giá lên cao.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu bằng các giải pháp quyết liệt, triệt để. Song song với đó là cần sớm hoàn thiện Đề án tổng thể về xử lý nợ xấu.
Ngân hàng Nhà nước kiên quyết chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống ngân hàng; công khai, minh bạch trong hoạt động tái cơ cấu ngân hàng, đồng thời quản lý chặt chẽ thị trường vàng; công khai, minh bạch trong việc thực hiện cách chính sách liên quan đến vàng, việc phát triển thị trường vàng.
Thực hiện chính sách tài khóa hợp lý, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, tín dụng, đảm bảo ổn định vĩ mô và kiểm soát được lạm phát; tăng cường công tác quản lý thu chi ngân sách; đảm bảo cân đối thu chi ngân sách; giữ mức bội chi ngân sách theo kế hoạch đã đề ra.
Đẩy nhanh việc thực hiện giải ngân đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia… Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Cùng với thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cần hết sức lưu ý tới việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của cả năm 2012 ở mức hợp lý.
Theo đó, phải tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là với những ngành, lĩnh vực được coi là lợi thế như sản xuất nông nghiệp; phát triển du lịch, dịch vụ. Tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Cùng với đó là tiếp tục xây dựng các phương án, chính sách phù hợp để hỗ trợ tiêu thụ hàng tồn kho cho doanh nghiệp nhất là hàng tồn kho là vật liệu xây dựng. Đẩy mạnh xuất khẩu, duy trì đà tăng trưởng cao của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý cần tiếp tục quan tâm đến đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; giải quyết nhà ở cho hộ nghèo, ngưới có thu nhập thấp; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm một cách thường xuyên và liên tục; xử lý dứt điểm 528 vụ khiếu nại, tố cáo còn tồn động, kéo dài, hạn chế tối đa các vụ khiếu nại mới.
Cuối cùng, nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt quan trọng của công tác thông tin truyên truyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên tuyền; thông tin một cách khách quan, trung thực về những việc đã làm được, những tồn tại, hạn chế, yếu kém cần khắc phục, qua đó tạo đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2012 và các năm tiếp theo; tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, vững bước tiến lên trên con đường đổi mới và hội nhập.
*Tại phiên họp, Chính phủ cũng nghe báo cáo, thảo luận về dự thảo Nghị định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp./.
Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc(VGP)
Xem thêm →

Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan

0 comments

Trong cuộc họp Nội các chung hôm nay 27/10 tại Hà Nội, Thủ tướng hai nước Việt Nam và Thái Lan nhất trí giao Bộ Ngoại giao hai nước làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thảo luận cụ thể về các nội hàm và lộ trình của việc nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược.
Thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Thái Lan và nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Thái Lan Yingluck  Shinawatra đã thăm Việt Nam và cùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng chủ trì cuộc họp Nội các chung hai nước lần thứ hai tại Hà Nội ngày 27/10/2012.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra -
Ngay sau lễ đón trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, hai bên đã tiến hành Cuộc họp Nội các chung; cùng dự với hai Thủ tướng về phía Thái Lan có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Kittirattt Na-Ranong, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Du lịch và Thể thao  Chumpol Silapa archa, Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Thương mại, Phát triển Xã hội và An ninh Con người, Lao động, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam cùng một số quan chức cao cấp của Chính phủ Thái Lan.
Lễ đón Thủ tướng Thái Lan Yingluck  Shinawatra được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Lễ đón Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Về phía Việt Nam có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh. Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; các Bộ trưởng Chủ nhiệm: Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc; Kế hoạch và Đầu tư; Công thương; Lao động-Thương binh và Xã hội; Văn hóa; Thể thao và Du lịch; Tài chính; Giao thông Vận tải; Giáo dục và đào tạo; Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, cùng một số quan chức cao cấp của Chính phủ Việt Nam.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck  Shinawatra nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của cuộc họp Nội các chung lần thứ hai giữa hai Chính phủ Việt Nam và Thái Lan, cho đây là một bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị truyền thống và sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước; bày tỏ tin tưởng rằng cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần này sẽ tạo nên động lực phát triển mới cho quan hệ hợp tác tốt đẹp sẵn có giữa hai nước trong những năm tới, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi nước cũng như việc gìn giữ hoà bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác, phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Sau phiên khai mạc, hai Thủ tướng đã có cuộc gặp riêng trong khi các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng hai nước họp theo 3 Nhóm (Chính trị-An ninh; Kinh tế và Văn hóa-Xã hội); sau đó, hai Thủ tướng đã chủ trì phiên họp toàn thể và thông qua kết quả Hội nghị.
Tại phiên toàn thể và bế mạc Cuộc họp, hai Thủ tướng đã nghe báo cáo kết quả làm việc của 3 Nhóm chuyên đề và phát biểu chỉ đạo, kết luận hội nghị. Hai Thủ tướng đánh giá cao và nhất trí với kết quả làm việc của 3 Nhóm chuyên trách trong việc đưa ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa hai nước và nhất trí công bố những thỏa thuận hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới trên các lĩnh vực chính trị – an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo trong Tuyên bố chung của kỳ họp lần này.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck  Shinawatra - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Tại các cuộc trao đổi, hai bên bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, đặc biệt là trong các lĩnh vực  chính trị – đối ngoại, quốc phòng – an ninh, kinh tế, thương mại và đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Thái Lan.
Với mong muốn đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, hai Thủ tướng đã nhất trí giao cho Bộ Ngoại giao hai nước làm đầu mối phối hợp với các Bộ/ngành liên quan thảo luận cụ thể về nội hàm và lộ trình của việc nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược để đề xuất lên Lãnh đạo hai nước xem xét quyết định.
Trao đổi về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, hai Thủ tướng cũng bày tỏ hài lòng về hiệu quả cao trong các lĩnh vực hợp tác này. Kim ngạch thương mại Việt – Thái không ngừng gia tăng; năm 2011 đạt xấp xỉ 8,17 tỷ USD. Thái Lan hiện có 292 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 6 tỷ USD, đứng thứ 10 trong tổng số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Hai Thủ tướng nhất trí hai nước tăng cường hợp tác về sản xuất và xuất khẩu gạo; phát triển cao su, hợp tác về năng lượng, dầu khí, giao thông và kết nối giữa hai nước cũng như tại Hành lang Đông-Tây. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Việt Nam và bảy tỏ mong muốn  Chính phủ Thái Lan tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Việt Nam, trong đó có khu vực miền Trung Việt Nam, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.
Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ảnh VGP/Nhật Bắc
Về hợp tác hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là tại diễn đàn ASEAN, Liên hợp quốc, các cơ chế hợp tác tiểu vùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra nhất trí hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN khác thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015; thúc đẩy đoàn kết và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các thể chế ở khu vực.
Hai bên khẳng định quyết tâm cùng với các nước ven sông hợp tác chặt chẽ trong việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công. Hai Thủ tướng cũng trao đổi về các diễn biến gần đây tại Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982; thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố ASEAN về Nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng Thái Lan, với vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2012-2015, sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc phát triển hơn nữa, qua đó đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển của khu vực.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck  Shinawatra chứng kiến ký kết Tuyên bố chung của cuộc họp
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra chứng kiến ký kết Tuyên bố chung của cuộc họp
Kết thúc cuộc họp Nội các chung, hai bên đã ký ba văn kiện: Tuyên bố chung về Cuộc họp Nội các chung Việt Nam – Thái Lan lần thứ hai; Tuyên bố chung về Tầm nhìn an ninh Thái Lan-Việt Nam giai đoạn 2012-2016 và Thỏa thuận thành lập Hội đồng doanh nghiệp Thái Lan – Việt Nam và Việt Nam – Thái Lan.
Tiếp đó, hai Thủ tướng đã gặp gỡ báo chí. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vui mừng thông báo cuộc họp Nội các chung Việt Nam – Thái Lan lần thứ 2 diễn ra trong ngày 27/10/2012 tại Hà Nội đã thành công tốt đẹp; nhấn mạnh cuộc họp Nội các chung lần này đã tiếp tục khẳng định quyết tâm của cả hai nước và hai Chính phủ trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, góp phần vào hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Do đó, cuộc họp Nội các chung hai nước lần này có tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao.
Đồng thời, cuộc họp đã thể hiện mong muốn và quyết tâm chung của cả hai bên nhằm tăng cường phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Hai bên đã bàn về các vấn đề quan trọng và đề ra những định hướng trong việc phát triển quan hệ hai nước trên các lĩnh vực, từ những vấn đề lớn, mang tính chất chiến lược như hợp tác về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng đến những vấn đề rất cụ thể như bảo vệ bà mẹ trẻ em, tăng cường dạy học tiếng Việt và tiếng Thái Lan tại mỗi nước. Hai bên nhất trí phấn đấu nâng quan hệ hai nước trong thời gian tới lên tầm đối tác chiến lược.
Cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ hai đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và thành công tốt đẹp. Với kết quả của Cuộc họp và đáp ứng quan hệ hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực, Cuộc họp thống nhất giao cho Bộ trưởng Ngoại giao hai nước làm đầu mối phối hợp quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung cũng như nhằm triển khai các kết quả của Cuộc họp. Hai bên khẳng định tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả cơ chế họp Nội các chung hai nước trong thời gian tới nhằm đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược.
Nhân dịp này, Thủ tướng Yingluck  Shinawatra đã mời các nhà Lãnh đạo cao cấp của Việt Nam thăm chính thức Thái Lan trong thời gian tới./.
Nguyễn Hoàng (VGP)
Xem thêm →

ASEM 9: “Bạn bè vì hòa bình, Đối tác vì thịnh vượng”

0 comments

“Việt Nam sẽ làm hết sức mình để phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong ASEM”
Việt Nam sẽ làm hết sức vì hợp tác trong ASEM
Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng nước CHDCND Lào Thoongsin Thamavong – Chủ tịch Hội nghị Cấp cao Á – Âu lần thứ 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Á – Âu (ASEM) lần thứ 9 được tổ chức tại Viêng Chăn (Lào) từ 4 đến 6.11.
Hội nghị ASEM 9
Hội nghị ASEM 9
Với chủ đề “Bạn bè vì hòa bình, Đối tác vì thịnh vượng”, Hội nghị lần này sẽ thảo luận các nội dung gồm: Tình hình kinh tế, tài chính; Các thách thức toàn cầu; Các vấn đề khu vực; Các vấn đề hợp tác ASEM.
Video Lao PDR warmly welcomes the 9th ASEM Summit:
Trên tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, đoàn Việt Nam sẽ tham gia các hoạt động của hội nghị nhằm đóng góp thiết thực vào việc thúc đẩy hợp tác Á – Âu, nhất là những quan tâm hiện nay của các thành viên nhằm nỗ lực phục hồi kinh tế, ứng phó với các thách thức toàn cầu, và duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở hai khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Bỉ Yves Leterme, tại Hội nghị SEAM 8
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Bỉ Yves Leterme, tại Hội nghị SEAM 8
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEM về lao động, việc làm lần thứ 4, diễn ra hôm 25/10 , tại Hà Nội, ông khẳng định: “Việt Nam sẽ làm hết sức mình để phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong ASEM.
Hội nghị ASEM 9
Diễn đàn hợp tác Á–Âu (tiếng Anh: The Asia-Europe Meeting, viết tắt ASEM) được chính thức thành lập vào năm 1996 trong hội nghị cấp cao đầu tiên tại Bangkok. ASEM là một diễn đàn liên khu vực bao gồm Ủy ban châu Âu và 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và 14 thành viên của nhóm ASEAN cộng 3.
Danh sách các quốc gia thành viên ASEM
Danh sách các quốc gia thành viên ASEM
Năm 2012, Lào vinh dự là nước đăng cai Hội nghị cấp cao ASEM 9, chính thức diễn ra từ ngày 11-14/9 tại thủ đô Viêng Chăn. Hội nghị cấp cao ASEM 9 là dịp quan trọng để các nhà lãnh đạo châu Á và châu Âu thảo luận những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, thúc đẩy ASEM ngày càng phát triển. Đồng thời là cơ hội tốt để Lào nêu cao vai trò và uy tín trong khu vực và trên trường quốc tế đồng thời giới thiệu chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác của Lào, bày tỏ thiện ý chính trị và hợp tác chân thành, sự tin cậy lẫn nhau của Lào đối với các nước Châu Á và Châu Âu…
Tính đến ngày 23/10/2012 đã có 50 trong tổng số 51 thành viên khẳng định tham dự ASEM 9, trong đó có 3 nước sẽ được kết nạp nhân dịp này (Banglades, Nauy, Thuỵ Sĩ). Trong số các Trưởng đoàn tham dự ASEM 9 có 14 nguyên thủ quốc gia, 21 người đứng đầu chính phủ, 2 Phó Thủ tướng, 12 là Bộ trưởng và 1 thứ trưởng.
Dự kiến sẽ có 2 văn kiện quan trọng được thông qua tại ASEM 9 là Tuyên bố của Chủ tịch ASEM 9 và Tuyên bố Viêng Chăn về Tăng cường hữu nghị vì hoà bình và phát triển.
Bạch Dương
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Lao động Pháp

0 comments

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phía Pháp tiếp tục tăng viện trợ phát triển cho Việt Nam, thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng an ninh.
Chiều 26/10, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Bộ trưởng Lao động Pháp Michel Sapin đang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hoan nghênh Bộ trưởng Michel Sapin sang Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEM về lao động, việc làm lần thứ 4. Thủ tướng cho rằng, sự có mặt của ngài Bộ trưởng là đóng góp tích cực vào thành công của Hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Michel Sapin, Bộ trưởng Lao động, Việc làm, Đào tạo nghề và Đối thoại xã hội Pháp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Michel Sapin, Bộ trưởng Lao động, Việc làm, Đào tạo nghề và Đối thoại xã hội Pháp.
Cảm ơn Pháp đã tài trợ ODA cho Việt Nam trong lĩnh vực dạy nghề, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn cùng với Chính phủ Pháp thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, viện trợ phát triển…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, năm 2013 là năm kỷ niệm 40 năm thiết lập ngoại giao Việt Nam-Pháp, do vậy hai bên cần phối hợp để tố chức tốt các hoạt động kỷ niệm, đồng thời phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mời Tổng thống Pháp sang thăm chính thức Việt Nam vào năm 2013, đưa quan hệ hai nước ngày càng hiệu quả, thiết thực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ trưởng Michel Sapin sang Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEM về Lao động-Việc làm lần thứ 4
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ trưởng Michel Sapin sang Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEM về Lao động-Việc làm lần thứ 4
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Michel Sapin bày tỏ vinh dự sang thăm Việt Nam , khẳng định Chính phủ Pháp mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực. Bộ trưởng cho biết, năm 2013 là năm hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và là năm quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, viện trợ phát triển..
Thiện Thuật (TTXVN)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Panama

0 comments

Chiều 25/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Tổng thống Panama Ricardo Martinelli Berrocal đang ở thăm chính thức nước ta.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt hoan nghênh và chào mừng Tổng thống Ricardo Martinelli Berrocal thăm chính thức Việt Nam; đánh giá cao chuyến thăm và cho rằng chuyến thăm sẽ là dấu mốc quan trọng đưa quan hệ Việt Nam-Panama lên một tầm cao mới.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quan hệ Việt Nam-Panama là quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời. Những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Panama thời gian qua đã mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước.
Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, những kết quả hợp tác còn chưa tương xứng với tiềm năng và  mong muốn của cả hai bên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Panama Ricardo Martinelli Berrocal. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Panama Ricardo Martinelli Berrocal. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên cần tiếp tục triển khai khai hiệu quả các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác, trước hết là thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch; đề nghị hai bên sớm ký kết Hiệp định hợp tác thương mại-đầu tư Việt Nam-Panama; xúc tiến thành lập ủy ban hợp tác giữa hai Chính phủ; thúc đẩy hợp tác về khoa học-kỹ thuật, văn hóa;…
Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Panama ủng hộ hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Bày tỏ cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của các nhà lãnh đạo Việt Nam, Tổng thống Ricardo Martinelli Berrocal cho biết đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ Panama tới Việt Nam với mong muốn sẽ làm tất cả những gì có thể để tăng cường và thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.
Tổng thống Ricardo Martinelli Berrocal cảm ơn và đánh giá cao thiện chí hợp tác của Việt Nam; khẳng định sẽ nỗ lực hết mình để cùng với phía Việt Nam triển khai hiệu quả các lĩnh vực hợp tác theo đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trước hết là nỗ lực để hai bên ký kết Hiệp định hợp tác thương mại-đầu tư Việt Nam-Panama vào cuối năm 2012.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên cần tiếp tục triển khai khai hiệu quả các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên cần tiếp tục triển khai khai hiệu quả các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng thống Ricardo Martinelli Berrocal bày tỏ mong muốn nhận được sự ủng hộ của Việt Nam đối với Panama trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là ở Liên Hợp Quốc.
Tổng thống Ricardo Martinelli Berrocal mong Việt Nam hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực được coi là thế mạnh như sản xuất lúa gạo, cà phê, khẳng định Panama luôn sẵn sàng trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, cảng biển.
Tổng thống đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác giáo dục-đào tạo, trao đổi học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên sang học tập, giảng dạy ở mỗi nước, cho đây là hoạt động thiết thực nhằm tăng cường tình đoàn kết, sự hiểu biến lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc.
Nguyễn Hoàng (VGP)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Panama

0 comments

Chiều 25/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Tổng thống Panama Ricardo Martinelli Berrocal đang ở thăm chính thức nước ta.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt hoan nghênh và chào mừng Tổng thống Ricardo Martinelli Berrocal thăm chính thức Việt Nam; đánh giá cao chuyến thăm và cho rằng chuyến thăm sẽ là dấu mốc quan trọng đưa quan hệ Việt Nam-Panama lên một tầm cao mới.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quan hệ Việt Nam-Panama là quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời. Những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Panama thời gian qua đã mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước.
Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, những kết quả hợp tác còn chưa tương xứng với tiềm năng và  mong muốn của cả hai bên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Panama Ricardo Martinelli Berrocal. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Panama Ricardo Martinelli Berrocal. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên cần tiếp tục triển khai khai hiệu quả các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác, trước hết là thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch; đề nghị hai bên sớm ký kết Hiệp định hợp tác thương mại-đầu tư Việt Nam-Panama; xúc tiến thành lập ủy ban hợp tác giữa hai Chính phủ; thúc đẩy hợp tác về khoa học-kỹ thuật, văn hóa;…
Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Panama ủng hộ hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Bày tỏ cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của các nhà lãnh đạo Việt Nam, Tổng thống Ricardo Martinelli Berrocal cho biết đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ Panama tới Việt Nam với mong muốn sẽ làm tất cả những gì có thể để tăng cường và thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.
Tổng thống Ricardo Martinelli Berrocal cảm ơn và đánh giá cao thiện chí hợp tác của Việt Nam; khẳng định sẽ nỗ lực hết mình để cùng với phía Việt Nam triển khai hiệu quả các lĩnh vực hợp tác theo đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trước hết là nỗ lực để hai bên ký kết Hiệp định hợp tác thương mại-đầu tư Việt Nam-Panama vào cuối năm 2012.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên cần tiếp tục triển khai khai hiệu quả các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên cần tiếp tục triển khai khai hiệu quả các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng thống Ricardo Martinelli Berrocal bày tỏ mong muốn nhận được sự ủng hộ của Việt Nam đối với Panama trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là ở Liên Hợp Quốc.
Tổng thống Ricardo Martinelli Berrocal mong Việt Nam hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực được coi là thế mạnh như sản xuất lúa gạo, cà phê, khẳng định Panama luôn sẵn sàng trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, cảng biển.
Tổng thống đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác giáo dục-đào tạo, trao đổi học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên sang học tập, giảng dạy ở mỗi nước, cho đây là hoạt động thiết thực nhằm tăng cường tình đoàn kết, sự hiểu biến lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc.
Nguyễn Hoàng (VGP)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phát triển kinh tế luôn gắn với bảo đảm an sinh xã hội

0 comments

Phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng ASEM về Lao động-Việc làm lần thứ 4, sáng 25/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội là một chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam.
Hội nghị có chủ đề là “Việc làm và an sinh xã hội – Chìa khóa để tăng trưởng toàn diện và bền vững” với sự tham gia của khoảng 200 đại biểu đến từ 39 nước thành viên ASEM trong đó có 12 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng đến dự.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng ASEM về Lao động-Việc làm lần thứ 4
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng ASEM về Lao động-Việc làm lần thứ 4
Nhiệt liệt chào mừng các đại biểu tới tham dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) đã trải qua 16 năm hình thành và phát triển. Với mục tiêu tạo dựng “một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa châu Á châu Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn” và “tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa nhân dân hai châu lục, thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”, ASEM ngày càng thu hút thêm nhiều thành viên tham gia và ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc kiến tạo một thế giới hòa bình, hữu nghị và cùng phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, Hội nghị là cơ hội để trao đổi những kinh nghiệm tốt, thúc đẩy hợp tác và khẳng định vai trò của đối thoại, hợp tác Á – Âu trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội, thúc đẩy phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.
Là một quốc gia với gần 90 triệu dân, có vị trí chiến lược tại khu vực Đông Á và là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhiều cơ chế thương mại khu vực và quốc tế, Việt Nam hết sức coi trọng phát triển mối quan hệ ngoại giao và kinh tế, thương mại, đầu tư với các nước ASEM, trong đó hợp tác về lao động, việc làm và an sinh xã hội là một trụ cột quan trọng. Theo hướng này, gần đây Việt Nam và các nước EU đã ký Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và đang đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội là một chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam. Trong những năm qua, mặc dù còn hạn chế về nguồn lực, nhưng Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp về việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Các chính sách không ngừng được bổ sung và hoàn thiện, đối tượng hưởng chính sách được mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên.
Chính phủ Việt Nam đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về việc làm, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội và đã đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, tạo nên đồng thuận và ổn định chính trị xã hội.
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị
“Trong Hội nghị này chúng tôi sẽ luôn lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc xây dựng chính sách, các bài học thực tế cũng như hợp tác hỗ trợ kỹ thuật với các thành viên ASEM”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Là nước chủ nhà của Hội nghị quan trọng này,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các sáng kiến của ASEM trong việc thúc đẩy hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ kỹ năng, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội để phát triển bền vững và toàn diện.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, trong thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh hợp tác hiệu quả hơn nữa, đẩy mạnh việc chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách cũng như các bài học điển hình theo hướng: Hỗ trợ xây dựng chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động và an sinh xã hội; tăng cường khả năng ứng phó với các thách thức, biến động.
Gắn việc bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm ổn định với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững và thực hiện Các mục tiêu thiên niên kỷ (MDG). Phục hồi kinh tế đi đôi với thực hiện Chương trình nghị sự Việc làm bền vững.
Tăng cường hợp tác ASEM trong các lĩnh vực cụ thể như tạo việc làm gắn với đào tạo nghề, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn – vệ sinh lao động, trong đó đặc biệt ưu tiên các nhóm yếu thế như phụ nữ, người khuyết tật…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng, Hội nghị Bộ trưởng ASEM về Lao động – Việc làm lần thứ 4 sẽ có nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi, tìm ra những giải pháp hiệu quả, cách làm sáng tạo mang lại nhiều việc làm và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân; đồng thời mong rằng kết quả Hội nghị của chúng ta sẽ đóng góp tích cực cho các chủ đề được thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEM 9 sắp tới tại Vientian, Lào.
Với chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam sẽ làm hết sức mình để phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong ASEM, phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển của Việt Nam, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xã giao các Bộ trưởng, trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xã giao các Bộ trưởng, trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Diễn ra từ ngày 25-26/10, Hội nghị sẽ tập trung trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu thời gian qua và tình hình thị trường lao động tại các nước ASEM trong tương lai; điểm lại các dự án hợp tác đã và đang triển khai trong ASEM và xác định các dự án hợp tác giai đoạn 2012-2014;…
Hội nghị sẽ ra Tuyên bố Hà Nội “Việc làm và an sinh xã hội – Chìa khóa để tăng trưởng toàn diện và bền vững”.
* Trong buổi sáng nay, trước khi diễn ra khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp xã giao các Bộ trưởng, trưởng đoàn tham dự Hội nghị.
Nguyễn Hoàng (VGP)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn đại biểu của Liên hợp quốc

0 comments

Chiều 24/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đoàn Trưởng đại diện các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam do Điều phối viên Liên hợp quốc Pratibha Mehta dẫn đầu, nhân Ngày Liên hợp quốc 24/10.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng đoàn Trưởng đại diện các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam nhân Ngày Liên hợp quốc; nhấn mạnh Việt Nam đánh giá cao vai trò, vị trí của Liên hợp quốc trên thế giới vì hòa bình và phát triển; đồng thời cảm ơn Liên hợp quốc đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong quá trình phát triển nhất là trong xóa đói giảm nghèo, thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đoàn Trưởng đại diện các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, chiều 24/10
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đoàn Trưởng đại diện các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, chiều 24/10
Bà Pratibha Mehta chúc mừng Việt Nam nhân dịp 35 năm Ngày Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc; cho rằng quan hệ Việt Nam-Liên hợp quốc thời gian qua hết sức tốt đẹp. Việt Nam đã luôn thể hiện là một thành viên tích cực, có trách nhiệm, đóng góp xây dựng vào công việc chung. Đặc biệt Việt Nam được Liên hợp quốc ghi nhận là một trong những quốc gia dẫn đầu trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Bà Pratibha Mehta cũng chúc mừng những thành tựu toàn diện mà Việt Nam đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là những kết quả gần đây mà Việt Nam đạt được trong ứng phó với khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu; cho rằng trong bối cảnh khó khăn chung, Việt Nam đã giữ vững được sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; đảm bảo được an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Những kết quả mà Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ rất đáng trân trọng và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Quan cảnh buổi làm việc
Quan cảnh buổi làm việc
Liên hợp quốc sẽ luôn hợp tác, hỗ trợ, sát cánh cùng Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phát triển, bà Pratibha Mehta khẳng định.
Trước sự quan tâm của bà Pratibha Mehta về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong bối cảnh bị tác động mạnh bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, song với sự nỗ lực của mình, trong năm 2011 và năm 2012, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, kinh tế vĩ mô vững chắc hơn, dự kiến năm 2012 Việt Nam sẽ duy trì được tăng trưởng ở mức từ 5-5,2%. Theo dự báo, năm 2013 lạm phát sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt hơn, kinh tế vĩ mô sẽ ổn định hơn và tăng trưởng sẽ ở mức cao hơn.
Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn, Việt Nam đã đảm bảo được an sinh xã hội, năm 2012, giảm được 1,76% hộ nghèo, riêng 62 huyện nghèo của cả nước giảm 4% hộ nghèo; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn giữ được ở mức 4%; công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế được đảm bảo; công tác cải cách hành chính có tiến triển tích cực; chính trị-xã hội ổn định;…
Hiện Việt Nam đang tập trung thực hiện mục tiêu tái cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho tăng trưởng bền vững; tập trung sức lực nhằm đảm bảo tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nhất là đảm bảo công bằng hơn trong tiếp cận dịch vụ y tế, xã hội đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời bằng các giải pháp, tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả việc giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn đại biểu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn đại biểu
Bên cạnh những thành tựu đạt được, những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam còn rất lớn. Bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực bằng nguồn nội lực, Việt Nam luôn mong muốn nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của Liên hợp quốc, của cộng đồng quốc tế trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.
Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn Liên hợp quốc hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng; đề nghị Liên hợp quốc tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa sáng kiến mô hình một Liên hợp quốc ở Việt Nam.
“Chính phủ Việt Nam luôn hợp tác và tạo các điều kiện thuận lợi để các cơ quan đại diện của Liên hợp quốc tại Việt Nam hoạt động hiệu quả”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
Theo (VGP)
Xem thêm →

Tin Tức