Nguyễn Tấn Dũng

Những quyết sách đi vào lòng dân của Thủ tướng

Quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu; tăng lương đối với cán bộ y tế tuyến dưới; giáo viên, cán bộ quản lý công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn ưu đãi… Xem thêm...

Vịnh Hạ Long

Những hình ảnh hiếm của Tổng thống Hugo Chavez ở Việt Nam

Trong những năm tháng làm lãnh đạo Venezuela, cố Tổng thống Hugo Chavez đã có chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006.Xem thêm..

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt thành viên Chính phủ qua các thời kỳ

Nhân dịp Xuân mới Quý Tỵ 2013, chiều 23/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt thân mật nguyên lãnh đạo Chính phủ. Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Campuchia

Chiều 2/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thủ đô Phnom PenhXem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020Xem thêm...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Sửa đổi Hiến pháp nhằm xây dựng một đạo luật gốc

0 comments

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ mục đích của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm xây dựng một đạo luật gốc, tiên tiến, phù hợp với thực tế, điều kiện lịch sử của Việt Nam.
Trong khuôn khổ chương trình phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2013 diễn ra trong hai ngày (28-29/3), Chính phủ đã họp chuyên đề về dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Phiên họp góp ý Dự thảo báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Phiên họp góp ý Dự thảo báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Theo báo cáo của thường trực Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992, đến nay Ban Chỉ đạo đã nhận đủ 30 báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 63 báo cáo của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố.
Đa số ý kiến cho rằng dự thảo sửa đổi Hiến pháp có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng như ghi nhận rõ một số nguyên tắc nền tảng (như tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, quyền con người, quyền công dân); định danh rõ các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; thể hiện tư duy mới trong quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bổ sung các thiết chế hiến định độc lập.
Dự thảo cũng đã ghi nhận và thể hiện nhất quán các nguyên tắc vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; khẳng định khái quát ở tầm hiến định vai trò và các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước để đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp luật, mọi thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng các quy định của Dự thảo chưa thể hiện rõ nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; chưa thể hiện rõ nguyên tắc phân cấp giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI.
Các quy định về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ chưa có những đột phá lớn, chưa tạo ra một Chính phủ chủ động, linh hoạt với đủ các thẩm quyền để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.
Phát biểu tại Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, mục đích của việc sửa đổi Hiến pháp lần này nhằm xây dựng một đạo luật gốc, tiên tiến, phù hợp với thực tế, điều kiện lịch sử của Việt Nam trên cơ sở kiên định các nguyên tắc cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước mà Đại hội XI của Đảng đề ra, đồng thời chỉ sửa đổi những vấn đề đã rõ mà thực tiễn chứng minh cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phát huy tốt nhất quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo báo cáo tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ tại phiên họp; đồng thời làm phiếu xin ý kiến các cơ quan chức năng về những vấn đề cần tiếp tục làm rõ để tổng hợp, sớm hoàn thiện báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
(VNP)
Xem thêm →

Khởi động đàm phán FTA Việt Nam – Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan

0 comments

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ban Thường trực Ủy ban Kinh tế Á – Âu Viktor Khristenko đã tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan.

Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Vitor Borisovich Khristenko, Chủ tịch Ban Thường trực Ủy ban kinh tế Á – Âu đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Đánh giá cao chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của ông Vitor Borisovich Khristenko, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và Nga, Belarus, Kazakhstan là quan hệ hữu nghị truyền thống. Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy và đưa quan hệ hợp tác với Nga, Belarus, Kazakhstan ngày càng đi vào sâu rộng, thiết thực và hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng sau thời gian chuẩn bị, hai bên đã chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng đàm phán và sẽ nỗ lực để cùng với Nga, Belarus, Kazakhstan đàm phán thành công FTA trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chào mừng ông Vitor Borisovich Khristenko. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chào mừng ông Vitor Borisovich Khristenko. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Viktor Borisovich Khristenko đều cho rằng, việc đàm phán thành công FTA Việt Nam – Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan sẽ tạo cơ hội tốt cho thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.
Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ban Thường trực Ủy ban Kinh tế Á – Âu Viktor Khristenko đã tuyên bố chính thức khởi động đàm phán FTA Việt Nam – Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan.
Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ban Thường trực Ủy ban Kinh tế Á – Âu Viktor Khristenko, hai trưởng đoàn đàm phán là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng phụ trách Thương mại của Ủy ban Kinh tế Á – Âu Andrey Slepnev đã ký thông báo chung về phiên làm việc đầu tiên của hai đoàn đàm phán FTA giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan.
FTA Việt Nam – Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan phù hợp các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, đồng thời có cân nhắc phù hợp đối với những lĩnh vực nhạy cảm của mỗi nước và sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các bên. FTA này sẽ bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, các quy tắc hợp tác kinh tế và các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm.
Tại vòng đàm phán đầu tiên, các bên sẽ thảo luận chi tiết về phạm vi và lĩnh vực điều chỉnh của Hiệp định, cơ cấu và phương thức đàm phán.
Cơ cấu thương mại có tính bổ sung giữa Việt Nam và  các nước thành viên Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan đạt 2,7 tỉ USD năm 2012.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Vitor Borisovich Khristenko chứng kiến lễ ký thông báo chung giữa hai trưởng đoàn đàm phán. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Vitor Borisovich Khristenko chứng kiến lễ ký thông báo chung giữa hai trưởng đoàn đàm phán. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tự do hóa thương mại và đầu tư thông qua FTA sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương vượt mức 10 tỉ USD trước năm 2020 như lãnh đạo cấp cao đã đặt ra, đồng thời thúc đẩy hơn nữa quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư và văn hóa giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan.
NH (VGP)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng giám đốc Zarubezhneft

0 comments

Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Zarubezhneft (LB Nga) Kudriashov Sergei Ivanovich đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Hoan nghênh Tổng giám đốc Kudriashov Sergei Ivanovich sang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với Tập đoàn Zarubezhneft; coi đây là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và LB Nga.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng giám đốc Kudriashov Sergei Ivanovich.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng giám đốc Kudriashov Sergei Ivanovich.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai bên tiếp tục mở rộng hợp tác, nhất là mở rộng đầu tư tại Liên bang Nga và chế biến sâu các sản phẩm từ dầu khí. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện để hai Tập đoàn tiếp tục mở rộng hợp tác, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên, cũng như đóng góp thiết thực vào tình hữu nghị truyền thống Việt Nam – LB Nga.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Tổng giám đốc Kudriashov Sergei Ivanovich cho rằng hợp tác giữa Zarubezhneft và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Theo Tổng giám đốc Kudriashov Sergei Ivanovich, mặc dù trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, song bằng nỗ lực chung, hai bên đã vượt qua khó khăn để triển khai các dự án có hiệu quả trong hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; khẳng định hai Tập đoàn sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực vì lợi ích chung của cả hai bên.
(BCP)
Xem thêm →

Chính trị ổn định, chủ trương nhất quán, tạo đà phát triển kinh tế

0 comments

Nền chính trị ổn định và chính sách nhất quán giữa Chính phủ và chính quyền địa phương… chính là điều kiện tiên quyết  để Samsung một lần nữa vẫn chọn Việt Nam là địa điểm quan trọng trong chuỗi mắt xích trên toàn cầu của Samsung
Sáng 25/3, Tập đoàn Samsung đã chính thức làm lễ khởi công Dự án khu tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (SEVT) với tổng vốn đầu tư lên đến 2 tỉ USD.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công Tổ hợp công nghệ cao Samsung tại Thái Nguyên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công Tổ hợp công nghệ cao Samsung tại Thái Nguyên
Tham dự và phát lệnh khởi công công trình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay: “Năm 2012, Samsung Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 12,6 tỷ USD. Ba tháng đầu năm 2013, Samsung xuất khẩu 5,2 tỷ USD, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đó là những con số hết sức ý nghĩa, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của Việt Nam, cũng như thể hiện mối quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc”. Đồng thời khẳng định: “Chính phủ Việt Nam sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng trong hợp tác đầu tư, kinh doanh thành công, lâu dài tại Việt Nam trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi”.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tọa đàm với ông J.K Shin
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tọa đàm với ông J.K Shin
Ông Nguyễn Văn Đạo – Phó TGĐ Công ty điện tử Samsung Vina đã bày tỏ lòng cảm ơn tới Chính phủ Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi để Samsung có thể vào đầu tư tại địa phương này .
Giải thích lý do vì sao Samsung một lần nữa chọn Việt Nam, Phó TGĐ Công ty điện tử Samsung Vina khẳng định:
Một trong  những điều kiện tiên quyết để Samsung lựa chọn Việt Nam đó chính là Việt Nam có một nền chính trị và kinh tế khá ổn định, cùng với sự quan tâm thống nhất giữa chính phủ và chính quyền địa phương đã tạo tâm lý an tâm và muốn đầu tư lâu dài tại đây.
Đó chính là lợi thế lớn của Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có được, chứ không phải lý do đồn đoán của một số người cho rằng Samsung chọn Việt Nam vì có nguồn nhân công giá rẻ, nếu vì yếu tố này thì so ra Việt Nam còn chi phí cao hơn ở Ấn Độ hay một số địa phương khác của Trung Quốc. Qua đây, lý giải vì sao chúng tôi sẵn sàng từ chối rất nhiều quốc gia khác mời gọi đầu tư dù họ đưa ra rất nhiều chế độ ưu đãi tốt.
Ông Nguyễn Văn Đạo - Phó TGĐ Công ty điện tử Samsung Vina
Ông Nguyễn Văn Đạo - Phó TGĐ Công ty điện tử Samsung Vina
Rõ ràng một nền chính trị ổn định, cộng với chính sách nhất quán của Chính phủ và địa phương đã góp phần thu hút các nhà đầu tư lớn hướng đến Việt Nam. Lợi thế này cần được phát huy hơn nữa để đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng vươn lên tầm cao mới.
Theo đúng với chủ trương nhất quán của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, hôm nay 27/3. Trong đó, Thủ tướng đặc biệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần có giải pháp tổng thể, đồng bộ khắc phục những yếu kém để tạo được môi trường thuận lợi nhất cho thu hút đầu tư. Đồng thời, nâng cao tính chủ động, tính tự chịu trách nhiệm của địa phương trong thu hút và sử dụng vốn FDI”.
Bạch Dương
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Khắc phục yếu kém, tạo môi trường thuận lợi nhất để thu hút đầu tư

0 comments

Bên cạnh việc khẳng định những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài 25 năm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu yêu cầu cần có giải pháp tổng thể, đồng bộ khắc phục những yếu kém để tạo được môi trường thuận lợi nhất cho thu hút đầu tư
Như tin đã đưa, sáng nay (27/3), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đồng chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu có giải pháp tổng thể khắc phục hạn chế, bất cập nhằm tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu có giải pháp tổng thể khắc phục hạn chế, bất cập nhằm tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài.
Cần giải pháp tổng thể, đồng bộ khắc phục yếu kém
Hội nghị đã nghe Báo cáo đánh giá tổng kết 25 năm thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;  các báo cáo, tham luận của đại diện các Bộ, ngành, địa phương và ý kiến của nhiều đại biểu.
Các ý kiến tại Hội nghị hết sức thẳng thắn, xây dựng và trách nhiệm trong việc phân tích, đánh giá những thành tựu đã đạt được để phát huy, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, làm rõ thêm những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ và nêu bài học kinh nghiệm trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, thực tiễn  25 năm qua cho thấy việc  thu  hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một chủ trương đúng đắn, đã góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội quan trọng của đất nước.
Bên cạnh khẳng định những kết quả tích cực đã đạt được, Thủ tướng cũng chỉ nêu rõ những yếu kém, hạn chế cần phải ra sức khắc phục trong lĩnh vực này, trong đó nổi lên là tỷ trọng ĐTNN trong các lĩnh vực vẫn còn mất cân đối lớn; giải ngân vốn đầu tư chậm; hiệu quả tổng hợp đầu tư nước ngoài chưa cao; đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ mới chiếm tỷ lệ thấp; đầu tư vào công nghiệp phụ trở còn ít; tác động phát triển lan tỏa của ĐTNN chưa cao.
Từ đó Thủ tướng nhấn mạnh: “Tất cả những hạn chế, bất cập này đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ, tổng thể để sớm khắc phục trong thời gian tới”.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực tập trung thực hiện các nhiệm vụ chiến lược về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển nhanh và bền vững gắn với cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; thực hiện các đột phá chiến lược.
Trong tiến trình này, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài, tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách thủ tục hành chính, hệ thống tài chính, ngân hàng; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khắc phục các yếu kém về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội để thu hút đầu tư mạnh mẽ và hiệu quả hơn…
Nhiệm vụ trọng tâm
Để thực hiện tốt mục tiêu tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ĐTNN, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng, chính quyền các địa phương cần phải nỗ lực thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như: tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; khẩn trương hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực; tạo môi trường thuận lợi nhất cho thu hút đầu tư.
Đồng thời, có chính sách ưu đãi cao, đủ sức hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế, xã hội có quy mô lớn, có tính lan toả và tác động tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án hợp tác công – tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP này. Bổ sung quy định về tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao với các ưu đãi phù hợp, có tính đến nhóm các dự án công nghệ cao có doanh thu, kim ngạch xuất khẩu hàng năm lớn và sử dụng nhiều lao động. Rà soát, bổ sung cơ chế phát triển công nghiệp hỗ trợ, thị trường vốn, thị trường tài chính…
Ban hành quy định rõ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và giới hạn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường. Yêu cầu doanh nghiệp phải công khai một số thông tin liên quan về phát thải.
Thủ tướng nhấn mạnh cần tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, có quy hoạch và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam gắn với kế hoạch đào tạo cán bộ thay thế trong nước.
Tập trung hoàn thiện quy hoạch, phát triển trên các lĩnh vực trước hết là quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch, dự án đầu tư.
Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.
Hoạt động xúc tiến đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội đất nước; có sự điều phối thống nhất trong cả nước, tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến, tránh chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương.
Cuối cùng, cần hoàn thiện cơ chế phân cấp và công tác cấp chứng nhận đầu tư; phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương với địa phương để hạn chế thấp nhất những sai sót trong thu hút đầu tư, gây gây phương hại đến lợi ích chung của đất nước. Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần thường xuyên nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, nhất là việc tạo thuận lợi trong lĩnh vực cấp phép và giải quyết thủ tục hành chính.
Với các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng khẳng định: “Việt Nam cam kết sẽ cùng các nhà đầu tư nước ngoài chung tay vượt qua thách thức, khó khăn, cùng nhau chia sẻ lợi ích và chúng ta cùng thành công”.
(VGP)
Xem thêm →

25 năm thu hút 211 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

0 comments

Tính đến hết tháng 2/2013, Việt Nam đã thu hút được 14.550 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 211 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 100 tỷ USD.

Trong Báo cáo Tổng kết 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam (kể từ năm 1987), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết khu vực kinh tế FDI ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm và đã đạt khoảng 19% vào năm 2011, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế (hiện chiếm 25% tổng vốn đầu tư xã hội); làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu (chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012); đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách (14,2 tỷ USD trong giai đoạn 2001 – 2010, riêng năm 2012 đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD).
Đầu tư nước ngoài đã có tác động tích cực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nền kinh tế cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu khai mạc hội nghị tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngày 27/3. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu khai mạc hội nghị tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngày 27/3. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tốc độ tăng trưởng của khu vực đầu tư nước ngoài bình quân đạt 18% năm, cao hơn tốc độ tăng chung toàn ngành. Trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, đầu tư nước ngoài đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu… Trong dịch vụ, đầu tư nước ngoài đã tạo nên một số ngành dịch vụ chất lượng cao như viễn thông, du lịch quốc tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán,…
Đầu tư nước ngoài góp phần tạo việc làm (hiện nay khu vực đầu tư nước ngoài tạo ra trên 2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3 – 4 triệu lao động gián tiếp), nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động, góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cả về máy móc, thiết bị, tri thức và kinh nghiệm quản lý; thúc đẩy quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước; đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực FDI còn có những hạn chế, tồn tại như hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam và khả năng tham gia chuỗi giá trị thấp, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài theo ngành, đối tác còn hạn chế; mục tiêu thu hút công nghệ, chuyển giao công nghệ chưa đạt yêu cầu; hiệu ứng lan tỏa của khu vực đầu tư nước ngoài sang khu vực khác của nền kinh tế còn hạn chế; một số dự án chất lượng chưa cao, quy mô dự án nhỏ, tỷ lệ giải ngân thấp so với yêu cầu…
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê
Hỗ trợ FDI tại chỗ là xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thực tiễn kết quả 25 năm thu hút FDI cho thấy trước hết cần thống nhất từ nhận thức đến hành động ở các cấp về vị trí và vai trò của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế.
Thông qua đó, việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án FDI đang hoạt động tại Việt Nam là phương thức có hiệu quả nhất trong việc xúc tiến đầu tư.
Đồng thời cần xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích liên quan đến đầu tư nước ngoài, gồm lợi ích của quốc gia, lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của người lao động và lợi ích của cộng đồng dân cư; thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư nhằm bảo đảm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, phát huy tối đa lợi thế của Việt Nam.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trong những bài học kinh nghiệm về thu hút FDI thời gian qua, Thứ trưởng Đào Quang Thu cũng nhấn mạnh đến việc chú trọng nâng cao năng lực phản ứng chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; hướng tới phát triển bền vững phải trở thành xu thế chủ đạo trong hoạt động đầu tư nước ngoài.
NH (VGP)
Xem thêm →

Phân tích vai trò của những nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

0 comments

Thủ tướng cùng các Bộ, ngành và các chuyên gia kinh tế đang cùng thảo luận, phân tích những thành tựu và hạn chế sau 25 mở cửa đầu tư nước ngoài.

Hội nghị tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội sáng nay với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các Bộ, ngành và nhiều chuyên gia kinh tế. Đây được xem như cuộc thảo luận nhằm phân tích vai trò cũng như những hạn chế của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau một phần tư thế kỷ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Phạm Quang Vinh đang chủ trì buổi thảo luận.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, kết quả của buổi thảo luận chính là Nghị quyết về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài trong tương lai. Do đó, ngay trước khi thảo luận, Thủ tướng lưu ý, các quan điểm đóng góp cần đi thẳng vào 12 nhóm giải pháp do thời gian thảo luận hạn hẹp. “Tôi trân trọng tiếp thu ý kiến của các đồng chí để sau hội nghị này chúng ta sẽ có định hướng để thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu đồng chí nào chưa phát biểu kịp cũng ghi lại để chúng tôi có thể tiếp thu”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tiếp thu mọi ý kiến nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Ảnh: Hàn Phi.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tiếp thu mọi ý kiến nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Ảnh: Hàn Phi.
Tính đến tháng 8 năm 2012, cả nước có 14.095 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn thực hiện giải ngân đạt 97,4 tỷ USD, chiếm 47% vốn đăng ký. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Thu cho biết, đầu tư nước ngoài cũng được đánh giá là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước. Tỷ trọng đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP tăng dần, từ 2% GDP (1992) lên 12,7% (2000), 16,98% (2006) và 18,97% (2011).
Tuy nhiên, đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng thừa nhận những hạn chế đáng kể của FDI sau 25 năm như hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa cao hay chuyển giao công nghệ chưa được như kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân được Thứ trưởng Bùi Quang Thu đưa ra chính là Việt Nam chưa chuẩn bị tốt tiền đề thu hút đầu tư nước ngoài. “Kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống doanh nghiệp trong nước… chuẩn bị chưa tốt dẫn đến giảm khả năng hấp thụ, cũng như hiệu quả của đầu tư nước ngoài”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
TL (TNVN)
Xem thêm →

Hội nghị toàn quốc tổng kết 25 năm thu hút vốn FDI

0 comments

Sáng 27/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đồng chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị toàn quốc tổng kết 25 năm thu hút vốn FDI
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị toàn quốc tổng kết 25 năm thu hút vốn FDI
Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả, thành tựu cũng như hạn chế trong công tác thu hút vốn FDI 25 năm qua, đồng thời định hướng thu hút vốn FDI trong thời gian tới, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, hướng vào sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước, phù hợp với quy hoạch và định hướng tái cấu trúc nền kinh tế.
HB (VGP)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra tiến độ Dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn Nam cầu Bến Thủy

0 comments

Chiều ngày 26/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi kiểm tra tiến độ thi công Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A đoạn Nam cầu Bến Thủy – Tuyến tránh TP Hà Tĩnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hỏi công nhân lao động trên công trường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hỏi công nhân lao động trên công trường.
Cùng đi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng, lãnh đạo một số Bộ, ngành và tỉnh Hà Tĩnh.
Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Nam cầu Bến Thủy được khởi công vào 9/2012 do Tổng công ty Công trình giao thông 4 đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư trên 2.400 tỷ đồng, thời gian thi công 24 tháng.
Tuyến đường có chiều dài 36 km, rộng 25,5m cho 4 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ và được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng có vận tốc 80km/h đi qua 8 phường, xã của 4 huyện Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc và Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh).
Đến nay, giải phóng mặt bằng được 27 km và triển khai thi công trên 27 km, cơ bản làm xong nền đường, rải thảm được 2 km.
Bộ Giao thông vận tải đánh giá Dự án này là mô hình mẫu với việc tổ chức triển khai giải phóng mặt bằng nhanh, thi công bảo đảm tiến độ, bảo đảm an toàn giao thông tốt.
Nhà đầu tư báo cáo tiến độ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhà đầu tư báo cáo tiến độ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó, sáng ngày 26/3, tại Nghệ An, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự và phát lệnh khởi công Dự án BOT mở rộng quốc lộ 1A đoạn Km 368+400 (Nghi Sơn, Thanh Hoá) – Km 402+330 (Cầu Giát, Nghệ An). Dự án này có chiều dài toàn tuyến gần 34 km với tổng mức đầu tư trên 3.627 tỷ đồng.
Các dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A trên nhằm thực hiện chủ trương của Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 4 (khoá XI) về việc nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1A, hoàn thành phần lớn vào năm 2015 và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020 nhằm giải quyết tình trạng quốc lộ 1A xuống cấp nghiêm trọng, gây ùn tắc, tai nạn giao thông; không đáp ứng được yêu cầu vận tải cho phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân.
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khởi công dự án mở rộng QL 1A

0 comments

Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 A lên 4 làn cho xe cơ giới, 2 làn cho xe máy, cuối năm 2015 hoàn thành.

Sáng 26/3 nay tại thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lễ khởi công Dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn km 368+ 400 (Nghi Sơn, Thanh Hóa) đến km 402+330 ( Cầu Giát, Nghệ An). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và phát lệnh khởi công dự án.
Đoạn quốc lộ 1 A Nghi Sơn, Thanh Hóa – Cầu Giát, Nghệ An dài gần 34 km nằm trên trục chính của hệ thống giao thông Bắc – Nam. Với mức đầu tư BOT trên 3.600 tỷ đồng, dự án sẽ nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 A lên 4 làn cho xe cơ giới, 2 làn cho xe máy và có giải phân cách cứng ở giữa, phấn đấu đến cuối năm 2015 hoàn thành.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi lễ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4, Tổng Công ty 319 – Bộ Quốc Phòng, các cơ quan, đơn vị liên quan đã hoàn tất các thủ tục để hôm nay chính thức bắt tay vào triển khai Dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Nghi Sơn – Cầu Giát theo hình thức Hợp đồng BOT. Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện cho được cam kết triển khai dự án với chất lượng cao nhất, tiến độ nhanh nhất, an toàn cao nhất và môi trường tốt nhất.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ giao thông vận tải, các bộ, ngành chức năng, các tỉnh, thành phố có quốc lộ 1 A đi qua tập trung hoàn thành công tác giải phóng mặt các dự án mở rộng toàn tuyến quốc lộ 1 A đúng tiến độ, đúng chính sách, quy định, pháp luật. Bộ giao thông vận tải chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp, mở rộng trước 1300 km quốc lộ 1 A đoạn Hà Nội- Cần Thơ, trong đó gần 600 km đầu tư theo hình thức BOT.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành ấn nút khởi công dự án. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành ấn nút khởi công dự án. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Nhân dịp này, lãnh đạo Bộ giao thông vận tải cùng lãnh đạo tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa ký cam kết công tác giải phóng mặt bằng mở rộng quốc lộ 1A. Bộ giao thông vận tải và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng đã ký kết chương trình phối hợp các hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các dự án mở rộng quốc lộ 1A và quốc lộ 14./.
TC (BDTN)
Xem thêm →

Samsung xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới tại Việt Nam

0 comments

Sáng 25/3, tại Khu công nghiệp Yên Bình, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu tại Lễ khởi công xây dựng Nhà máy Samsung Thái Nguyên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ khởi công Tổ hợp công nghệ cao Samsiung tại Thái Nguyên, sáng 25/3.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ khởi công Tổ hợp công nghệ cao Samsung tại Thái Nguyên, sáng 25/3.
Tiếp nối thành công của Tổ hợp công nghệ cao Samsung thứ nhất tại Bắc Ninh, việc xây dựng Tổ hợp công nghệ cao thứ hai tại Thái Nguyên là một minh chứng sinh động hơn nữa cho mối quan hệ hợp tác đầy hiệu quả giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Dự án Tổ hợp công nghệ cao thứ 2 của Samsung có tổng vốn đầu tư 3,2 tỷ USD, bao gồm: Nhà máy sản xuất, gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao, quy mô 2 tỷ USD; Nhà máy sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp, quy mô 1,2 tỷ USD.
Ngoài ra các công ty con của Tập đoàn Samsung sẽ đầu tư thêm các nhà máy sản xuất các loại linh kiện điện và điện tử, phụ tùng các sản phẩm di động, điện tử viễn thông công nghệ cao như: máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật số,…
Trong tương lai tổ hợp này tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động; sẽ đóng góp hàng chục tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam và góp phần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử tại khu vực phía Bắc.
Việc triển khai thành công và có hiệu quả Tổ hợp công nghệ cao này sẽ góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ của Thái Nguyên, mà của cả khu vực phía Bắc và của cả nước; đồng thời đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp điện – điện tử của Việt Nam và sẽ thúc đẩy làm sóng đầu tư mới từ Hàn Quốc vào Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam hoan nghênh việc Tập đoàn Samsung đã xác định Việt Nam trở thành “cứ điểm sản xuất lớn nhất toàn cầu” và quyết định tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam; cho rằng đây là một quyết định phù hợp, có ý nghĩa chiến lược quan trọng lâu dài của Tập đoàn Samsung, góp phần thiết thực phát triển quan hệ “Hợp tác đối tác chiến lược” Việt Nam – Hàn Quốc theo hướng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 20 năm qua là một thời gian không dài trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc nhưng hai bên đã chứng kiến những nỗ lực vượt bậc trong hợp tác thành công của nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc và các đối tác Việt Nam, chính điều này là một nền tảng vững chắc cho việc hai quốc gia nâng quan hệ hợp tác song phương lên tầm đối tác chiến lược thời gian qua.
Chính phủ Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của các doanh nghiệp Hàn Quốc và khẳng định sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng trong hợp tác đầu tư, kinh doanh thành công, lâu dài tại Việt Nam trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành hữu quan, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và Nhà đầu tư Samsung cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và nỗ lực nhiều hơn nữa để Dự án có thể hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng cao.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên sẽ sớm đi vào sản xuất kinh doanh thành công, có hiệu quả cao; chúc mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng phát triển.
(VGP)
Xem thêm →

Tin Tức